This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Thị trường vật liệu xây dựng 2015: Vững tiềm lực để hội nhập

Thị trường thêm mẫu mã mới

Phó chủ tịch Hội VLXD, ông Lê Anh Ba đánh giá, ngành công nghiệp sản xuất VLXD rất quan trọng trong ngành xây dựng cơ sở hạ tầng.

Năm 2014, thị trường VLXD đã xuất hiện những mảng sáng với nhiều tín hiệu tích cực, lạc quan. Thị trường VLXD đang có những bước đi mạnh dạn ra ngoài các thị trường quốc tế, kể cả những thị trường khó tính như EU, Mỹ. Trong đó, thị trường xi măng có sức tiêu thụ nội địa và sản lượng xuất khẩu đều tăng so cùng kỳ năm 2014.

Câu hỏi đặt ra ở đây là với đà tăng như vậy, thị trường VLXD có gì đột biến trong năm 2015? Chủ tịch Hội VLXD, ông Tống Văn Nga nhấn mạnh: Năm 2015, sức tiêu thụ VLXD sẽ tăng so với năm 2014 do thị trường BĐS đã ấm lên. Thị trường sẽ có thêm nhiều những mẫu mã mới. Bên cạnh đó, sẽ có sự phân hóa trong tốc độ tăng trưởng của từng dạng sản phẩm, tăng khá nhất sẽ là xi măng bởi việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật như cầu cảng, đường giao thông nông thôn… tiếp tục được đẩy mạnh còn các loại vật liệu xây dựng khác như gạch xây, kính, ceramic… sẽ tăng nhưng chỉ ở mức bình thường. Trong ngành gạch không nung thì gạch bê tông bọt và gạch xi măng cốt liệu tiếp tục tăng khá, còn riêng gạch bê tông khí chưng áp AAC do chất lượng chưa thực sự đảm bảo sẽ vẫn gặp khó khăn.

Ảnh minh họa

Vị Chủ tịch Hội VLXD nhấn mạnh: “Để VLXD phát triển bền vững, cần đầu tư thêm các thiết bị thí nghiệm, nâng cao công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp, đồng thời đội ngũ chuyên gia sản xuất phải được đào tạo kĩ càng, phải có chuyên gia hướng dẫn xây dựng loại gạch này thì gạch bê tông khí chưng áp mới phát triển được”.

Hội nhập cần có sức khỏe

Năm 2015, Theo ông Lê Anh Ba, , cạnh tranh trong thị trường VLXD ở Việt Nam chắc chắn sẽ quyết liệt hơn bởi kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với các nước trong khu vực và nền kinh tế thế giới. Đây cũng là năm Việt Nam cam kết cắt giảm 93% số dòng thuế có mức thuế suất là 0% và 7%. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA, thành lập năm 1993) cũng đang tiến tới thực hiện những cam kết cuối cùng để thành lập Cộng đồng ASEAN (AEC) vào năm 2015.

AEC được thành lập với  là tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề trong khối, điều đó cũng đồng nghĩa các DN VLXD của nước ta có nhiều cơ hội tham gia thị trường 500 triệu dân nhưng cũng gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn, các nước trong khối.

Chủ tịch Hội VLXD cho rằng: Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các DN cần tuân thủ các quy định, chủ động trước thời cơ và thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, các DN VLXD trong nước cần cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và giá thành sản xuất không nên cạnh tranh bằng cách “dìm giá”, tránh hiện tượng tranh mua tranh bán lẫn nhau.

“Cần liên kết, hợp tác để phát triển. Không phải mặt hàng nào chúng ta cũng xuất khẩu mà cần tính toán xuất khẩu những sản phẩm có giá trị cao. Đơn cử giá trị 1kg xi măng so với 1kg gạch gốm thì mức chênh quá lớn nên xuất khẩu xi măng cần có mức độ và cần đẩy mạnh tiêu thụ xi măng trong nước, phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Nên tính toán để xuất khẩu xi măng tập trung dưới sự điều phối của Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Hiệp hội Xi măng Việt Nam”, Chủ tịch Hội VLXD nhấn mạnh.

Để giúp DN xây dựng được mạng lưới này, đại diện Hội VLXD cho rằng Bộ Công Thương mà đại diện là Cục Xúc tiến thương mại cần có chiến lược, tổ chức mạng lưới đồng bộ, là cầu nối giúp các DN có cơ hội tiếp cận các thị trường mới hiệu quả nhất. Cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho xuất khẩu VLXD được đánh giá là còn hạn chế do nguồn lực tài chính có hạn, chưa có khả năng đầu tư đúng mức cho công tác xúc tiến thương mại.

Theo ông Nga, các DN VLXD của Việt Nam cần quan tâm hơn đến hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, đặc biệt cần xây dựng thương hiệu, mạng lưới tiếp thị, phân phối sản phẩm thật tốt. Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để các DN cạnh tranh lành mạnh.

Như vậy, năm 2015 là năm ghi dấu mốc quan trọng, các DN VLXD cần chuẩn bị tâm thế để “vững tay chèo” trước cuộc cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ cạnh tranh lẫn nhau giữa các DN trong nước với các DN ngoài nước. Và chỉ những DN có chiến lược đúng hướng, công tác quản trị tốt, sức mạnh nội lực lớn, tâm thế vững mới có thể vượt qua cuộc “thử lửa” thành công.

Các doanh nghiệp xi măng được ngân hàng bơm vốn "khủng"

Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm nay, cả nước đã có 2 dự án xi măng mới được ngân hàng thương mại nhận tài trợ vốn để triển khai đầu tư. Được biết, tổng vốn cam kết tài trợ ngót nghét 10.000 tỷ đồng.

Đầu tiên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thông qua quyết định rót nguồn vốn “khủng” lên đến 6.300 tỷ đồng vào Dự án Nhà máy Xi măng Sông Lam 1 (tức Xi măng Đô Lương cũ). Chủ đầu tư của dự án này là Tập đoàn Xi măng The Vissai.

Nhà máy xi măng Sông Lam 1 khởi công vào ngày 4/2/2015 và hiện đang trong giai đoạn xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành sau khoảng 18 tháng thi công. Bộ Xây dựng cho biết, đây là dự án có công suất lớn nhất đang được xây dựng tính đến thời điểm hiện tại, công suất ước đạt 18.000 tấn clinker/ngày (tức khoảng 7,2 triệu tấn xi măng mỗi năm).

Tổng vốn đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Sông Lam lên tới 10.500 tỷ đồng, trong giai đoạn 1 của Dự án (công suất dự kiến 4 triệu tấn/năm) sẽ có 2 dây chuyền được xây dựng cùng lúc.

Các doanh nghiệp xi măng được ngân hàng bơm vốn "khủng"
Nhiều dự án xi măng tiếp tục được ngân hàng cam kết hỗ trợ vốn để đầu tư. Ảnh: thuonghieuximang

Ngay sau đó, một dự án khác là Xi măng Long Sơn tại các địa bàn là Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa cũng nhận được tài trợ vốn trị giá  3.100 tỷ đồng của VietinBank (CN Tam Điệp). Chủ đầu tư dự án này là Công ty TNHH Long Sơn.

Dự án Xi măng Long Sơn có tổng mức đầu tư khoảng 3.960 tỷ đồng với công suất thiết kế đạt 6.000 tấn clinker/ngày (tức khoảng 2,3 triệu tấn xi măng mỗi năm). Riêng VietinBank đã đồng ý đảm bảo nguồn vốn chiếm gần 80%. Như vậy chủ dự án chỉ phải lo khoảng 20% vốn để triển khai dự án. Dự kiến, đến quý I/2017, Dự án này sẽ hoàn thành xây dựng và chính thức đưa vào hoạt động sản xuất.

Theo ông Lê Văn Hinh, Giám đốc VietinBank CN Tam Điệp, tại Vietinbank CN Tam Điệp thì hợp đồng tài trợ vốn cho Dự án Xi măng Long Sơn chính là hợp đồng tín dụng có giá trị lớn nhất từ trước tới nay. Ông Hinh cũng cho biết: “Quyết định tài trợ lên tới 80% tổng nhu cầu vốn cho dự án này đã được chúng tôi xem xét rất kỹ lưỡng, bên cạnh xem xét cơ sở việc đầu tư dự án là cần thiết, phù hợp với mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất- kinh doanh của ngành, địa phương, chúng tôi cũng hướng tới mục tiêu giúp nhà máy nhanh chóng xây dựng và đi vào sản xuất, đưa sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý tiêu thụ tại thị trường nội địa và một phần dành cho cho xuất khẩu”.

Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng)- ông Lê Văn Tới cho rằng, trong khoảng 5 năm tới, việc triển khai đầu tư một số dự án xi măng có công suất lớn, phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trên thị trường là cần thiết. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, tình hình sẽ thuận lợi hơn trong việc huy động vốn vay từ ngân hàng với những chủ dự án có đủ năng lực và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh xi măng cũng như có thị trường tiêu thụ ổn định.

Đơn cử như trường hợp của The Vissai. Đơn vị này nhận được nguồn vốn tài trợ rất lớn của BIDV bởi Vissai là một khách hàng lớn, thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vốn cũng như lãi vay đối với các khoản vay đầu tư xi măng rất đúng hẹn.

Ngoài 2 dự án xi măng kể trên, một dự án khác cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục đầu tư là Dự án Xi măng Thành Thắng. Được biết, dự án này có công suất thiết kế khoảng 2,3 triệu tấn xi măng/năm, dự kiến vận hành vào năm 2018. Dự án này do Công ty CP Đầu tư Thành Thắng (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư của dự án cũng vào khoảng 4.500 tỷ đồng, chủ đầu tư đang triển khai làm việc với các đơn vị tín dụng để cân đối nguồn vốn làm dự án.

Nhìn vào việc tài trợ vốn của các ngân hàng vào nhiều dự án xi măng thời gian qua, có thể thấy, dù có nhiều dự án nhận được tài trợ nhưng các ngân hàng cũng tỏ ra rất thận trọng trong việc xem xét đối tác. Việc tài trợ phần lớn đều dành cho các đối tác khách hàng lâu năm, khả năng tài chính cũng như nền tảng hoạt động tốt.

Việt Nam xếp thứ ba thế giới về số thép nhập khẩu từ Trung Quốc

Trong những thị trường nhập khẩu thép từ Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm, Mỹ Latinh xếp thứ hai sau Hàn Quốc với 5,2 triệu tấn, chiếm 13,3% thị phần. Việt Nam đứng thứ ba với 3,5 triệu tấn, chiếm 8,9% thị phần.

Công nhân đang kiểm tra ống thép inox chất lượng cao ở nhà máy tại huyện Ganyu, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. Nguồn: THX/TTXVN

Tính trên phạm vi toàn cầu, trong khoảng thời gian trên, khối lượng thép xuất khẩu của nước đông dân nhất thế giới tăng đến 30% so với cùng kỳ năm 2014 và đạt 39,5 triệu tấn. Vì thế, trong cơ cấu xuất khẩu thép của Trung Quốc, tỷ trọng của thị trường Mỹ Latinh đã giảm từ 11% xuống còn 9,5%.

Alacero nhận định, xu hướng trên bắt nguồn từ việc nhu cầu thép trong thị trường trong nước của Trung Quốc sụt giảm nên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này phải tăng cường xuất khẩu để bảo đảm duy trì việc làm.

Đồng thời, tổ chức này cũng cảnh báo hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, sản xuất và việc làm của những công ty luyện kim Mỹ Latinh.

Năm 2015 lạc quan của doanh nghiệp xi măng

So với năm 2013, tiêu thụ nội địa ở ngành xi măng trong năm 2014 đã tăng 10%, ước đạt 50 triệu tấn. So với năm 2010, con số này đã tăng khoảng 40%. Sản lượng xi măng xuất khẩu năm 2014 cũng đạt kết quả ấn tượng, ước đạt trên 19 triệu tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ tịch Hiệp hội Xi măng, ông Nguyễn Quang Cung cho biết: “DN xi măng bắt đầu làm chủ được thị trường trong mấy năm gần đây, các DN đã dự báo được nhu cầu và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo nguồn cung và giảm sản phẩm tồn kho trong năm mới. Đã có sự liên kết giữa nhiều DN trong nước nên việc xuất khẩu xi măng đã thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều”.

Hiệp hội Xi măng dự báo, trong năm 2015, các sản phẩm xi măng sẽ tiêu thụ nội địa với mức tăng khoảng từ 4 đến 5 triệu tấn, còn về sản lượng xuất khẩu, vẫn sẽ giữ mức ổn định như các năm trước. Kết quả khả quan trong sản xuất - kinh doanh trong năm 2014 của nhiều đơn vị là nền tảng để DN xi măng lạc quan hơn trong năm nay.

Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), ông Lương Quang Khải trải lòng: “Năm 2014 là năm thành công về mọi mặt của Xi măng Việt Nam. So với kế hoạch năm, tổng sản phẩm tiêu thụ đã đạt 21,85 triệu tấn, bằng 105,8% so với kế hoạch; về doanh thu, năm 2014 thu về 31.591 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đã vượt 4,38%; còn nếu xét theo lợi nhuận trước thuế thì năm 2014 tăng 33,28% và ước đạt 775 tỷ đồng; ngành Xi măng đã nộp vào ngân sách 1.082 tỷ đồng, so với kế hoạch năm 2014 đã tăng 9,86%. Đặc biệt, trong năm 2014, không có công ty nào thuộc VICEM thua lỗ. Hiện công tác cổ phần hóa, tái cơ cấu DN theo Đề án của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đang đi đúng lịch trình, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015”.

Qua đó có thể thấy, năm 2015 VICEM sẽ có đà để có thêm những bước phát triển mới. Từng có việc mua bán cổ phiếu do VICEM chỉ đạo tại VICEM Hà Tiên và Hải Vân, sự kiện này đã làm dấy lên thông tin về việc mua bán làm thất thoát, tham nhũng. Thanh tra Bộ Xây dựng đã có kết luận về sự việc này như sau: “Do điều kiện cụ thể tại CTCP Xi măng Hà Tiên 1 và CTCP Hải Vân là rất khó khăn, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của hai công ty rất lớn đã khiến đến tình trạng mất khả năng thanh toán và nguy cơ Tổng công ty mất vốn góp hiện có tại 2 công ty, nên việc tái cơ cấu tài chính của 2 công ty là cần thiết”.

Năm 2015 lạc quan của doanh nghiệp xi măng
 

Tổng giám đốc VICEM, ông Trần Việt Thắng cho biết, so với năm 2014, Tổng công ty sẽ đẩy mạnh tiêu thụ xi măng với mức tăng khoảng 10% trong năm 2015. VICEM sẽ tiến hành cải cách mạnh mẽ trên mọi phương diện để đạt được mục tiêu đó. Sẽ điều chỉnh ngay nhưng điểm nào chưa hợp lý, chưa phù hợp.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều DN thành viên VICEM đã đạt được con số về doanh thu và lợi nhuận cao hơn dự kiến, mạc dù sản lượng tiêu thụ không đạt được như kế hoạch đề ra.

Theo công ty Xi măng Cẩm Phả cho biết, doanh thu công ty này đạt được là 2.467 tỷ đồng, tiêu thụ 2,54 triệu tấn sản phẩm, lợi nhuận 94 tỷ đồng, bằng 105% so với kế hoạch ban đầu.

Tổng giám đốc Xi măng Cẩm Phả, ông Hoàng Xuân Vịnh cho biết: “Thị trường tiêu thụ của Cẩm Phả tập trung ở 10 tỉnh thành phía Bắc và 18 tỉnh thành phía Nam. Dự kiến trong năm 2015, doanh thu của Công ty sẽ đạt 2.600 tỷ đồng, tiêu thụ 2,54 triệu tấn sản phẩm, trong đó có 1,9 triệu tấn xi măng và 640.000 tấn clinker, lợi nhuận thu về dự kiến sẽ là 183 tỷ đồng. Về sản lượng xuất khẩu, sẽ vào khoảng 160.000 tấn xi măng và 500.000 tấn clinker".

Với những kết quả đạt được trong năm cũ cùng với việc tái cấu trúc tài chính và sự kiện về với “cha giàu” Viettel, Xi măng Cẩm Phả đang có sức bật lớn trong năm mới. Về kế hoạch của Xi măng Cẩm Phả sẽ là khả quan khi mà cơ cấu sản phẩm tiêu thụ xi măng tăng mạnh, cho dù chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra bằng 183% năm 2014.

Còn tại thị trường phía Nam, trong năm 2014, Xi măng FICO đã có kết quả hoạt động khá ấn tượng với doanh thu đạt được lên đến 2.400 tỷ đồng, tiêu thụ 1,55 triệu tấn, so với năm 2013 đã tăng 8%, lợi nhuận của công ty đạt 40 tỷ đồng, tăng 40%. Theo tổng giám đốc Xi măng FICO, ông Hoàng Cảnh Nguyễn cho biết, Công ty đã được Chính phủ đồng ý xây dựng dây chuyền 2. Các thủ tục cần thiết đang được FICO tiến hành để chuẩn bị cho việc khởi công dây chuyền vào đầu năm 2016. Năm 2014, FICO đã phải mua thêm clinker để đảm bảo nguồn cung cho khách hàng truyền thống.

Ông Nguyễn cho biết: “Năm 2015, Công ty dự kiến tiêu thụ 1,6 triệu tấn sản phẩm, doanh thu trên 2.400 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 40 tỷ đồng”.

Lượng tiêu thụ thép tăng trở lại

Theo đó, tổng lượng thép tiêu thụ trong nước của các doanh nghiệp thuộc hiệp hội trong quý I đạt 2,5 triệu tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 25%. Trong đó, tiêu thụ thép xây dựng chiếm hơn một nửa, đạt 1,29 triệu tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng trong tháng 3, lượng thép xây dựng bán ra của các doanh nghiệp này đã đạt 651.633 tấn, phá vỡ lượng tiêu thụ kỷ lục đạt được hồi tháng 3 năm ngoái, tăng hơn 160% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2014 đã tăng 14%.

Đại diện VSA cho biết, việc Chính phủ ban hành loạt chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đã giúp hâm nóng thị trường vật liệu xây dựng. Thị trường BĐS sôi động trở lại đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của ngành thép, đặc biệt là thép xây dựng.

Lượng tiêu thụ thép tăng trở lại
Lượng tiêu thụ thép xây dựng trong nước tăng trở lại

Báo cáo cũng cho biết, sản lượng bán hàng trong nước của tôn mạ, ống thép cũng lần lượt tăng 81% và 20% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu sử dụng thép tăng nhưng các nhà máy không có động thái giảm giá bán. Tuy nhiên, với tình hình giá nguyên liệu tăng, giá điện tăng và tỷ giá được điều chỉnh, VSA nhận định, đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp cắt giảm chiết khẩu.

Trong quý I vừa qua, tổng sản lượng sản xuất của các thành viên trong hiệp hội đạt hơn 2,7 triệu tấn, so với cùng kỳ đã tăng 17%. Trong đó, thép xây dựng đứng đầu với hơn 1,27 triệu tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; ống thép tăng 25%; tôn mạ tăng 18% và thép cán nguội tăng 10%.

Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp này lại không có nhiều tín hiệu khởi sắc. Tổng lượng sản phẩm và bán thành phẩm thép xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 360.943 tấn, trị giá hơn 282 triệu USD. Xuất khẩu thép đã giảm 6% về sản lượng và giảm 4% về giá trị nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2015.

Kiểm soát chặt thép nhập bằng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động

Thông tư này quy định việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với sản phẩm thép là hàng tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu; hàng nhập khẩu không có mục đích thương mại sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và được tiến hành theo những quy định quản lý của pháp luật hiện hành.

Đồng thời, Thông tư 12 cũng quy định về Giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Công Thương cấp cho thương nhân bằng hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho từng lô hàng. Kể từ ngày Bộ Công Thương xác nhận, giấy phép này có giá trị thi hành trong vòng 30 ngày.

Kiểm soát chặt thép nhập bằng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động
Bộ Công Thương áp dụng trở lại chế độ cấp phép nhập khẩu tự động cho sản phẩm thép nhập khẩu

Ngoài ra, người đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động phải tiến hành đăng ký hồ sơ thương nhân với Cơ quan cấp Giấy phép khi đề nghị cấp giấy phép này lần đầu tiên và chỉ được xem xét cấp khi đã thực hiện đăng ký hồ sơ thương nhân. Giấy phép nhập khẩu tự động có thời hạn của trong vòng 30 ngày và có tác dụng đối với mỗi lô hàng nhập khẩu.

Theo các chuyên gia trong ngành, Bộ Công Thương phải áp dụng trở lại hình thức cấp phép nhập khẩu tự động đối với những sản phẩm thép nhằm mục tiêu kiểm soát số lượng thép nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc. Qua đó giúp giảm tình trạng nhập siêu của ngành thép vốn vẫn đang tăng rất cao thời gian vừa qua.

Kể từ ngày 26/7/2015, Thông tư 12 chính thức có hiệu lực thi hành.

Xuất khẩu gần 20 triệu tấn xi măng và clinker trong năm 2014

Xuất khẩu gần 20 triệu tấn xi măng và clinker trong năm 2014
Trong năm 2014, cả nước xuất khẩu gần 20 triệu tấn xi măng và clinker (ảnh minh họa)

Trong đó, giá trị xây lắp ước thực hiện trong tháng 12 đạt 5.060 tỷ đồng, năm 2014 đạt 54.623,5 tỷ đồng, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 109,1% so với kế hoạch năm; giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng (kể cả Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam) ước tính thực hiện tháng 12 đạt 4.980 tỷ đồng, năm 2014 đạt 65.976,3 tỷ đồng, bằng 105,5% so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 104,3% so với kế hoạch năm.

Dựa vào các chính sách đầu tư phát triển và dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2014, Bộ Xây dựng đã tính toán nhu cầu xi măng năm 2014 khoảng 62-64 triệu tấn, so với năm 2013, tăng 1,5-3%. Trong đó, xi măng xuất khẩu 13,5-15,0 triệu tấn, nội địa khoảng 48,5-49 triệu tấn. Do thời tiết thuận lợi cho xây dựng, tháng 12 sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa tăng. Tháng 12, ước tính tiêu thụ nội địa đạt 4,41 triệu tấn, ước tiêu thụ nội địa năm 2014 đạt 50,9 triệu tấn bằng 103,8% so với kế hoạch năm. Xuất khẩu năm 2014 cả xi măng và clinker ước tính đạt 19,7 triệu tấn, trong đó xuất khẩu xi măng ước tính đạt 4,4 triệu tấn.

Các loại vật liệu có thể tiết kiệm nhiều năng lượng

Đất nện  

Các loại vật liệu có thể tiết kiệm nhiều năng lượng
Sử dụng đất nện cho công trình bền vững

Khi bạn muốn xây dựng một căn nhà bằng gạch sống (gạch không nung, phơi nắng) hay đất nện, bạn sẽ có nhiều lợi thế vì đất là nguồn nguyên liệu dồi dào. Gạch không nung có tác dụng giảm ô nhiễm nhiệt, chống nhiệt và chống thấm. Tuy nhiên, bạn sẽ khó tìm được thợ thủ công có thể làm được loại gạch này.

Những quốc gia như New Zealand, Trung Quốc, Peru đã sử dụng rộng rãi loại vật liệu này.

Tấm cách nhiệt chân không  

Các loại vật liệu có thể tiết kiệm nhiều năng lượng 1
Tấm cách nhiệt chân không có tác dụng cách nhiệt gấp 7 lần vật liệu truyền thống khác

Theo Trung tâm Nghiên cứu NAHB, trong mỗi 1 inch (2.54cm) tấm cách nhiệt chân không (VIP) sẽ cách nhiệt gấp 7 lần so với những vật liệu truyền thống khác. Có dạng hình chữ nhật, tấm cách nhiệt được phủ màu bạc, bên trong có lõi. Những tấm cách nhiệt được sản xuất với kích thước bất kỳ tùy theo các nhà sản xuất.

Cửa phát xạ Low E Windows  

Cửa phát xạ Low E Windows có thể giữ nhiệt tốt

Tên gọi cửa phát xạ có chữ E trong Low E Windows là viết tắt của từ “emissivity”, nghĩa là sự phát xạ. Được phủ lớp oxit kim loại, cửa phát xạ có thể cách nhiệt từ bên ngoài vào mùa hè và giữ nhiệt trong nhà vào mùa đông. Cửa được phủ các lớp phủ cứng và phủ mềm với công nghệ này. Cụ thể, lớp phủ mềm nằm giữa những lớp kính và lớp phủ cứng bên ngoài. Giá của cửa Low E Windows từ 60-110 USD mỗi khung cửa. Như vậy, mức giá này cao hơn loại cửa kính chịu gió bão. Tuy nhiên, có lợi ích như giảm một nửa lượng nhiệt xuyên qua những lớp kính, giúp giảm từ 10-20% chi phí sưởi ấm (thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu NAHB).

Các chủ đầu tư dự án vẫn thờ ơ với vật liệu chống nóng

Các chủ đầu tư, gia chủ chỉ quan tâm tới hình dáng, kiến trúc bên ngoài mà “quên” mất nhiều yếu tố tạo nên không gian sống cho mình khi xây nhà hoặc các công trình khác.

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kiến trúc xanh Tp.HCM, kiến trúc sư Trần Khánh Trung cho biết, để tạo nên công trình xây dựng đạt chuẩn kiến trúc xanh, các kiến trúc sư phải thiết kế chuẩn tới từng chi tiết, không chỉ mình bố cục mà cả vật liệu. Tuy nhiên, đối với nhà ở riêng lẻ, việc sử dụng vật liệu lại phụ thuộc hoàn toàn vào gia chủ.

Hiện nay, thị trường vật liệu chống nóng khá đa dạng về chủng loại, chất lượng và giá cả, từ ngói lợp tới gạch chống nóng, trần thạch cao, túi nước cách nhiệt, tấm cách nhiệt... Nhưng với các nhà ở riêng lẻ, người dân thường ít quan tâm tới công đoạn chống nóng.

Chị Hà sống tại TP. Hà Nội thẳng thắn bày tỏ, nóng thì trừ nguyên tầng trên cùng không sinh hoạt, sao phải chọn vật liệu này, vật liệu kia cho mệt. Tuy nhiên, đối với các ngôi nhà có diện tích nhỏ, nằm trong ngõ nhỏ và bao quanh bởi lớp bê tông, nhiệt độ bên trong nhà vào những ngày nắng nóng có thể tăng lên từ 2-3 độ C. Trong những ngôi nhà này, các chuyên gia tư vấn nên dùng xốp bảo ôn hoặc tấm ngăn cách nhiệt. Loại vật liệu này có đặc tính là thi công nhanh, dễ sử dụng.

Các chủ đầu tư dự án vẫn thờ ơ với vật liệu chống nóng
Hà Nội đang phải đón nhận đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất trong nhiều năm qua. Ảnh: Hoài Nam

Hiện nay, loại vật liệu chống nóng phổ biến là tôn mạ được sử dụng nhiều trong các công trình như cao ốc, văn phòng, chung cư, cao ốc. Tuy vậy, trên thực tế, không nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản dùng vật liệu chống nóng cho công trình của mình. Điển hình, tại 1 tòa chung cư ở Tp.HCM do chủ đầu tư tên tuổi triển khai, mặc dù mới chỉ bàn giao chưa đầy 1 năm nhưng đã xuất hiện sự cố nứt trần. Chủ đầu tư giải thích, sự cố này là vì chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà (khoảng 40 độ C) so với bên ngoài (60-80 độ C). Cách giải thích đó để lộ việc chủ đầu tư đã không chống nóng cho tòa nhà.

Ngoài chủ đầu tư này, với nhiều chủ đầu tư khác trên địa bàn Tp.HCM, dường như cụm từ “vật liệu chống nóng” còn quá xa lạ. Nhiều công trình thiết kế dùng điều hòa tổng nhưng chủ đầu tư vẫn không dùng vật liệu chống nóng để có thể tiết kiệm tiền điện và chi phí bảo trì.

Phó giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Tp.HCM Phạm Huy Phong cho hay, trong cơ cấu tiêu thụ điện ở những trung tâm thương mại, tòa nhà công sở hay khách sạn, máy lạnh chiếm tới 75,9%. Nhưng hiện nay, nhiều nhà thiết kế, chủ đầu tư chưa quan tâm tới vấn đề tổn thất năng lượng từ vỏ bọc công trình. Trong khi, đây lại là một tác nhân gây xâm nhập nhiệt lớn.

Theo đại diện một cửa hàng chuyên bán vật liệu chống nóng ở đường Tôn Đức Thắng, quận 1, Tp.HCM, người mua lẻ rất ít, thông thường cửa hàng bán trọn bộ giải pháp, từ sơn tới vật liệu cho tường, mái cho nhà thầu, thợ... Vì nhu cầu ít nên thị trường này đang có sức cạnh tranh cao. Để có thể bán sản phẩm tốt, các chủ cửa hàng lựa chọn cách tăng chiết khấu cho nhà thầu và thợ.

Bên cạnh vật liệu chống nóng cho phần mái, thị trường còn có loại vật liệu chống nóng cho bên trong của công trình. Với những tòa nhà hiện đại, người ta thường dùng tấm phim cách nhiệt dán lên bề mặt của kính nhằm giảm bức xạ nhiệt.

Khi nhắc tới vật liệu chống nóng thì không thể thiếu sơn chống nóng. Trước kia, nhiều nhà sản xuất lớn không mấy quan tâm tới mặt hàng này. Tuy nhiên, đối với một quốc gia mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa như Việt Nam và xu hướng trái đất ngày càng nóng dần thì sản phẩm này có tiềm năng phát triển. Hiện nay, trên thị trường có các nhãn hàng như Kova, Intex, Kenee, Insulkute, Hitex, Insumax... với cam kết của các nhà sản xuất là giúp giảm từ 40-70% lượng nhiệt.

Lượng thép nhập khẩu trong tháng 1 tăng 91%

Lượng thép nhập khẩu trong tháng 1 tăng 91%
Theo thống kê, lượng thép nhập khẩu trong tháng 1 tăng 91% (ảnh minh họa)

Trong khi đó, lượng tiêu thụ thép lại gặp nhiều khó khăn. Tình trạng khó khăn này chủ yếu do giá các nguyên liệu đầu vào như thép phế, quặng sắt, phôi thép tiếp tục giảm và giá xăng dầu giảm liên tiếp gây tâm lý chờ đợi cho khách hàng.

Sản xuất của ngành thép trong tháng 1/2015 ổn định. Sản lượng sản xuất sắt thép thô đạt 280,4 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm 2014, tăng 71%; sản lượng thép thanh, thép góc ước đạt 314 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm 2014, tăng 35,7%; sản lượng thép cán ước đạt 307,9 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm 2014, tăng 17,8%. Trong số này, sản lượng thép các loại của Tổng Công ty Thép Việt Nam ước tính đạt 120,7 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm 2014, tăng 51%.

Bộ Công Thương cho biết, nhu cầu thị trường hiện nay chưa có sự tăng trưởng mạnh mặc dù trong tháng đầu năm nay ngành thép sản xuất ổn định vì đây không phải mùa cao điểm về xây dựng, các đơn vị thương mại hạn chế mua vào mà tập trung vào công tác thu hồi công nợ. Để đẩy nhanh lượng hàng tồn kho giá cao và giữ thị phần, nhiều doanh nghiệp cũng điều chỉnh giảm giá bán ra thị trường.

Thị trường xi măng tiếp tục tăng nguồn cung

Hôm 8/5 vừa qua, trao đổi với TBKTSG, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, trong khoảng tháng 6 tới, dây chuyền sản xuất clinker của công ty xi măng Công Thanh (Thanh Hóa) dự kiến sẽ đi vào hoạt động với công suất ước đạt trên 3,6 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay các nhà máy xi măng như Đồng Lâm, Thạch Mỹ cũng đang chạy hết công suất.

Thị trường xi măng tiếp tục tăng nguồn cung
Hiện tại, sản xuất và tiêu thụ xi măng trong nước vẫn đang ở thế cân bằng. Ảnh: Văn Nam

Năm 2014, lượng xi măng sản xuất trong nước đạt khoảng 70,6 triệu tấn (tăng hơn 15% so với năm 2013), trong đó tiêu thụ trong nước đạt khoảng 50,9 triệu tấn, số còn lại là xuất khẩu. Ông Cung cho rằng, tình hình cung – cầu xi măng trong nước hiện nay vẫn đang ở trạng thái cân bằng.

Năm ngoái, các doanh nghiệp đều đẩy mạnh xuất khẩu xi măng, clinker. Động thái này giúp giảm đáng kể lượng tồn kho của các nhà máy vào mùa tiêu thụ ít, giúp hỗ trợ dòng vốn cho các nhà máy, nhất là những nhà máy xi măng nhỏ. Các doanh nghiệp chiếm lượng xi măng xuất khẩu lớn lên tới 80% của toàn ngành trong năm vừa qua cũng vẫn là các ông lớn Vicem, Nghi Sơn, Chinfon, Thăng Long Vina, Vissai, Thăng Long …  xuất khẩu sang các thị trường lớn như Bangladesh, Singapore, Hongkong, Malaysia, Philippines và Indonesia.

Tuy vậy, thị trường xi măng muốn giữ được thế cân bằng cung - cầu như hiện nay thì các doanh nghiệp cần phải tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, bởi với 74 dây chuyền sản xuất hiện tại, tổng công suất thiết kế trong cả nước đã lên đến 82 triệu tấn/năm, cảnh báo về gánh nặng tồn kho cũng như khả năng mất cân đối cung – cầu (cung vượt cầu).

Dự báo, trong năm 2015, lượng tiêu thụ xi măng có thể đạt từ 71 -73 triệu tấn, tăng từ 4-7% so với năm ngoái.

Ngừng dự án thép Guang Lian Dung Quất vì thiếu vốn

Ngừng dự án thép Guang Lian Dung Quất vì thiếu vốn
Siêu dự án thép tỷ đô đến nay vẫn là bãi đất trống. Ảnh: docbao.biz

Dự án nhà máy thép Guang Lian bắt đầu triển khai từ năm 2006, với số vốn đăng ký ban đầu khoảng 556 triệu USD. Vào đầu năm 2012, chủ đầu tư dự án này là Công ty TNHH Guang Lian Steel (Việt Nam) đã đề xuất xin tăng vốn lên thành 4,5 tỉ USD và ký kết thỏa thuận hợp tác với JFE - Tập đoàn thép hàng đầu Nhật Bản để hai bên cùng triển khai dự án. Tuy nhiên, sau một thời gian dài điều chỉnh nhưng dự án này hầu như vẫn không triển khai. Đến tháng 9/2014, tập đoàn JFE đơn phương rút lui.

Từ đây, phía UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư đến cuối tháng 6/2015 không cung cấp được hợp đồng tín dụng, cũng như không chứng minh được năng lực tài chính thì tỉnh này sẽ tiến hành thu hồi dự án. Tại thời điểm này, Công ty TNHH Guang Lian Steel cho biết, vẫn sẽ quyết tâm thực hiện dự án và xin giảm vốn xuống còn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, đến nay dự án trên vẫn là bãi đất trống và chủ đầu tư cũng đã có thông báo xin ngừng dự án.

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng có thể tăng phí

Cụ thể, đại diện Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) đã đưa ra thực trạng hiện nay, đối với một số khoáng sản, mức thu phí bảo vệ môi trường còn chưa tương xứng với mức độ gây ô nhiễm môi trường của hoạt động khai thác. Do đó, nhiều ý kiến đề xuất tăng chung phí bảo vệ môi trường đối với loại khoáng sản thuộc các đối tượng chịu phí căn cứ vào cấp độ gây ô nhiễm môi trường. Từ đó để có nguồn bù đắp cho việc bảo vệ môi trường tại các địa phương.

Một số ý kiến đã đề xuất tăng phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng (ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị tăng mức phí bảo vệ đối với từng loại, cụ thể là cát, sỏi, đất, đá làm vật liệu xây dựng tăng lên 2-3 lần. Theo đó, tăng khung mức thu áp dụng đối với đồng, apatit, quặng sắt, chì, kẽm... tăng từ 10.000 đồng/tấn thành 30.000 đồng/tấn với khai thác than.

Theo đề xuất của Hiệp hội Môi trường Việt Nam, Bộ Tài chính nên quy định mức đóng phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản dựa trên sản lượng đăng ký khai thác theo giấy phép chứ không dựa vào sản lượng khai thác thực tế do doanh nghiệp tự đưa ra. Bởi vì, hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp khai thác hay tự kê khai thấp hơn nhiều so với thực tế thực hiện để trốn phí nộp cho ngân sách Nhà nước.

Đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường là khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% nhằm hỗ trợ cho việc bảo vệ và đầu tư cho môi trường ở địa phương nơi diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản. Nhưng khảo sát thực tế cho thấy, nhiều xã hiện nay không nhận được phân bổ nguồn thu từ việc khai thác khoáng sản. Trong khi đó, nhiều xã khác chưa từng được đầu tư các dự án hay công trình  cải tạo môi trường.

Các nhà chuyên môn cho rằng, vì chưa được sử dụng và quản lý đúng mục đích, phí này chưa thể hiện là một công cụ tài chính hiệu quả để phục vụ bảo vệ môi trường.

Số lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh

Điều đó gây ảnh hương lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa. Theo báo cáo từ VSA, nước ta đã nhập khẩu 292.000 tấn phôi thép trong 4 tháng đầu năm, chủ yếu từ Trung Quốc.

Con số trên so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng 135,4%. Hiệp hội dự báo, với đà này, số lượng phôi thép nhập khẩu năm nay mà chủ yếu là từ thị trường Trung Quốc có thể sẽ lên đến hàng triệu tấn.

Vấn đề này rất đáng lưu ý vì năng lực sản xuất phôi thép của nước ta đã lên đến 11 triệu tấn/năm nhưng năm 2015, nhu cầu phôi thép cũng chỉ tới khoảng 6,5 triệu tấn.

Những năm qua, các mặt thép Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam như thép dây, thép cây, thép hình dưới dạng hợp kim có số lượng tăng mạnh. Cụ thể, năm 2013, thép dây hợp kim là hơn 684.000 tấn thì tới năm 2014 đã là hơn 983.000 tấn; năm 2013, thép cây hợp kim là hơn 137.000 tấn nhưng tới năm 2014 đã là hơn 382.000 tấn.

Số lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh
Trên thị trường, số lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc đang tăng mạnh. Ảnh: Internet

Căn cứ vào những số liệu nêu trên, đại diện VSA đánh giá, số lượng thép dây, thép cây, thép tấm, thép tấm cuộn cán nóng, thép tấm cuộn cán nguội đội lốt "thép hợp kim" và sơn phủ màu, tôn mạ các loại tăng lên nhanh chóng.

Nguyên nhân sự gia tăng này là do những mặt hàng này được Trung Quốc ưu đãi bằng cách không đánh thuế xuất khẩu mà còn được hoàn từ 9-13% thuế VAT. Thêm nữa, thép nhập khẩu vào nước ta không phải chịu thuế vì bán dưới dạng "thép hợp kim". Đặc biệt, các loại tôn mạ và thép này là những sản phẩm nội địa đã sản xuất được và vẫn đang dư năng lực.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, những giải pháp để ngăn chặn việc lách luật này tới nay vẫn chưa thực sự hiệu quả, các doanh nghiệp vẫn phải tự cứu lấy chính mình bằng cách nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và tái cơ cấu.

Để thực hiện quản lý, hạn chế được thép nhập khẩu dưới dạng "thép hợp kim" từ Trung Quốc, kiểm soát gian lận thương mại, cơ quan quản lý Nhà nước cần phải quy định rõ ràng hơn về tiêu chuẩn cho mặt hàng tôn mạ, thép... tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lưu thông, sản xuất, tránh hiện tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại.

Thị trường xi măng sắp đón thêm 2 dây chuyền sản xuất mới

Thị trường xi măng sắp đón thêm 2 dây chuyền sản xuất mới
Hình ảnh tại công trường xây dựng Nhà máy xi măng Sông Lam 2, Nghệ An

Được biết, Dự án Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 (tiền thân là Dự án Xi măng Dầu khí 12/9 đặt tại xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) có công suất khoảng 600.000 tấn/năm, thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Xi măng The Vissai. Dự kiến, dây chuyền sẽ chạy lò vào ngày 2/9/2015.

Đây là dự án được Vissai mua lại và đầu tư tiếp những hạng mục còn dở dang kể từ tháng 3/2015 và hiện Nhà máy đang trong giai đoạn thi công gấp rút để có thể vận hành theo đúng dự kiến vào đầu tháng 9.

Dự án còn lại và lớn thứ 2 cũng đang được đưa vào vận hành trong quý III năm nay là Xi măng Công Thanh 2. Công suất dây chuyền khoảng 3,6 triệu tấn/năm và chủ đầu tư là Công ty CP Xi măng Công Thanh (Tập đoàn Công Thanh).

Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, khi 2 dây chuyền xi măng này được đưa vào vận hành, cả nước sẽ có tổng số 77 dây chuyền xi măng, với tổng công suất thiết kế khoảng 86 triệu tấn/năm.

Xi măng tiêu thụ trong 2 tháng đầu năm 2015 đạt 9,01 triệu tấn

Theo đó, tháng 2, tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa ước tính đạt 2,38 triệu tấn, bằng 86,2% so tháng 1/2014 và bằng 54,3% so tháng 1/2015. Sản phẩm xi măng xuất khẩu tháng 2/2015 ước tính đạt 0,85 triệu tấn, bằng 60,7% so với cùng kỳ năm 2014 và bằng 60,7% so với tháng 1.

Theo Vụ Vật liệu Xây dựng, trong 2 tháng đầu năm 2015, tiêu thụ xi măng đạt 9,01 triệu tấn (ảnh minh họa)

Như vậy, tính chung trong hai tháng đầu năm 2015, tiêu thụ sản phẩm xi măng đạt 9,01 triệu tấn đạt 103,9% so cùng kỳ năm 2014.

Theo nhận định của Vụ Vật liệu Xây dựng, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa trong tháng 2/2015 thấp vì nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày. Tuy nhiên, xi măng tiêu thụ nội địa 2 tháng đầu năm 2015 vẫn đạt 6,76 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá bán xi măng trong tháng 2/2015 vẫn ổn định so với năm 2014.

Các chuyên gia dự đoán, cùng với đà hồi phục của thị trường bất động sản, hàng loạt dự án đang được đầu tư xây dựng, mức tiêu thụ xi măng, đặc biệt là tại thị trường trong nước vẫn sẽ giữ được nhịp tăng trưởng như các háng cuối năm 2014.

Gạch không nung: Ưu đãi nửa chừng

Trao đổi với báo TBKTSG ngày 25/5, ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, dù có chủ trương ưu đãi nhưng các chính sách khuyến khích sử dụng gạch không nung không được thực thi khiến cho loại sản phẩm này rất khó cạnh tranh.

Theo ông Huynh, một trong những nguyên nhân khiến loại gạch này chưa được phổ biến là do giá thành cao vì Nhà nước chưa có sự hỗ trợ cụ thể. Thực tế, gạch không nung ở nước ta hiện vẫn đang bị đối xử như các loại vật liệu nung khác, mặc dù từ cuối năm 2012, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 09 về quy định sử dụng VLXD không nung trong các công trình xây dựng. Quy định này có hiệu lực từ đầu năm 2013.

Gạch không nung: Ưu đãi nửa chừng
Tại Việt Nam, gạch không nung hiện vẫng đang bị đối xử giống như các loại vật liệu nung khác. Ảnh: TL

Theo thông tư trên, tất cả công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước buộc phải sử dụng VLXD không nung theo lộ trình cụ thể như sau: công trình tại các đô thị loại ba trở lên phải sử dụng hoàn toàn vật liệu xây không nung. Công trình tại các khu vực còn lại phải sử dụng ít nhất 50% vật liệu xây không nung cho đến hết năm 2015, còn từ sau năm 2015 cũng phải sử dụng hoàn toàn vật liệu không nung.

Những công trình xây dựng có độ cao từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn buộc phải sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ đến thời điểm cuối 2015, và sau thời điểm này cũng phải sử dụng tối thiểu 50%. 

Ông Huỳnh cho rằng, việc áp dụng thông tư này không triệt để. Theo đó, đa phần các công trình xây dựng nằm trong diện bắt buộc sử dụng vật liệu không nung vẫn cố tình không tuân thủ và hiện vẫn không bị xử phạt.

Việt Nam hiện cũng đã có ban chỉ đạo dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm trưởng ban. Ban này còn bao gồm các thành viên từ Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Theo đó, dự án trên nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ dùng nhiên liệu hóa thạch, đất màu để sản xuất VLXD nung, giúp tăng cường sản xuất loại VLXD không nung. Dự án gồm 4 hợp phần, đó là: hỗ trợ chính sách đối với việc phát triển công nghệ; xây dựng năng lực kỹ thuật để ứng dụng, vận hành sản xuất và sử dụng sản phẩm; hỗ trợ tài chính bền vững cho việc ứng dụng công nghệ; trình diễn công nghệ sản xuất và đầu tư nhân rộng.

Quá trình triển khai dự án diễn ra trong vòng 5 năm, bắt đầu từ thời điểm tháng 11/2014 đến hết tháng 11/2019 với tổng vốn đầu tư khoảng 39 triệu USD. Nguồn vốn này được hỗ trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ KH&CN, Bộ Xây dựng và Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia.

Nhận xét về dự án, theo ông Huynh, có được một dự án như thế là điều tốt, nhưng vấn đề quan trọng nhất để gạch không nung trở nên phổ biến ở Việt Nam hiện nay là cần phải thực thi nghiêm túc các chính sách mà nhà nước đã ban hành. Trong đó, đáng lưu tâm nhất là chính sách ưu đãi cho loại gạch này để sản phẩm có giá thấp hơn, kích thích thị trường gạch không nung phát triển.

Tiêu thụ thép liên tiếp đạt trên ngưỡng 500 nghìn tấn/tháng

Sản lượng thép tiêu thụ của các thành viên thuộc Hiệp hội thép VN (VSA) tiếp tục được đạt ngưỡng trên 500 nghìn tấn/tháng và đã duy trì đến tháng thứ tư liên tiếp. Trong tháng 6 vừa qua, sản lượng tiêu thụ thép ước đạt 530.000 tấn, đưa tổng lượng thép xây dựng tiêu thụ của VSA đến hết quý II năm nay lên 3 triệu tấn, tăng khoảng 24% so với cùng kỳ năm 2014.

Tiêu thụ thép liên tiếp đạt trên ngưỡng 500 nghìn tấn/tháng
Các doanh nghiệp thép thành viên của VSA vẫn tiếp tục duy trì lượng tiêu thụ trên 500 nghìn tấn/tháng của tháng thứ tư liên tiếp

VSA cho biết, lượng thép tiêu thụ trong tháng 6 vừa qua tăng trưởng đến 41% so với cùng kỳ năm 2014 và đã đưa các doanh nghiệp sản xuất thép nội địa có mức tiêu thụ tăng vọt trong 4 tháng liên tiếp. Lượng thép tiêu thụ bình quân đạt trên 520.000/tháng, đây là mức tiêu thụ khá cao đối với thép xây dựng trong những năm trở lại đây.

Theo một số chuyên gia, việc ngành thép bắt đầu có những tháng tiêu thụ khả quan và liên tục kéo dài trong thời gian qua một phần do thị trường địa ốc có dấu hiệu hồi phục từ cuối năm 2014. Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng dân dụng, các công trình công cộng cũng liên tiếp được khởi công kể từ đầu năm 2015 đến nay.

Tuy nhiên, VSA cũng cho rằng, mức tiêu thụ tốt nói trên có thể sẽ giảm dần bắt đầu từ quý III năm nay trở đi khi nhu cầu thị trường có sự tác động bởi thời tiết không thuận lợi chi phối, đặc biệt là vào mùa mưa bắt đầu kéo dài trên diện rộng ở các tỉnh miền Nam. Trong khi đó, nguyên liệu thép phế và phôi thép nhập khẩu vẫn đang giảm giá, bình quân từ 10-20 USD/tấn so với trước.

Thứ trường Bộ Xây dựng lạc quan về thị trường vật liệu xây dựng

Tham gia sự kiện mở rộng nhà máy sản xuất gạch ốp granite tại Thái Bình ngày 6/3 vừa qua, Thứ trưởng Nam phát biểu, những tín hiệu tốt của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP cao, chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất ngân hàng giảm...là động lực thúc đẩy việc đầu tư hạ tầng. Ngoài ra, sự hồi phục của thị trường bất động sản (BĐS) cũng kích thích sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ vật liệu xây dựng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng lạc quan về thị trường vật liệu xây dựng
Thị trường vật liệu xây dựng có nhiều tín hiệu lạc quan trong thời gian tới. Ảnh minh họa

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhận định, trong năm 2014 vừa qua đã có rất nhiều sản phẩm có mức tiêu thụ khá như: Trong 71 triệu tấn xi măng sản xuất và tiêu thụ thì riêng thị trường nội địa đã chiếm 51 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2013, và vượt mức dự báo trước đó khoảng 5%. Gốm sứ xây dựng có mức tăng trưởng đạt  18%, đáng chú ý nhất là ngành sản xuất kính tăng trưởng tới 30%.

"Tuy nền kinh tế mới bắt đầu khởi sắc nhưng với riêng ngành sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng đã có những bước phát triển ấn tượng. Đây là một dấu hiệu tốt cho cả thị trường BĐS trong năm 2015”. Cũng theo Thứ trưởng, thời điểm hiện tại, việc xây dựng, mở rộng thêm một số nhà máy sản xuất nguyên vật liệu của các doanh nghiệp, đơn vị là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung. Không chỉ cung cấp nhu cầu nội địa, việc tìm kiếm bạn hàng nhằm xuất khẩu sang các thị trường mới cũng là hướng đi tốt trong thời gian tới.

Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo, thời gian tới, khi nhiều dự án NƠXH, căn hộ trung-cao cấp, dự án khu dân cư triển khai tại nhiều thành phố lớn trong cả nước, thị trường vật liệu xây dựng trong nước có thể sẽ "nóng" hơn.

Dọa rút giấy phép dự án thép tỷ đô

Thông tin trên được lãnh đạo của Ban Quản lý Khu kinh tế (BQL KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi cung cấp cho TBKTSG Online vào ngày 3/6 vừa qua.

Cụ thể, một "tối hậu thư" từng được chính quyền địa phương và BQL KKT Dung Quất đưa ra cho chủ đầu tư của dự án (Công ty TNHH Guang Lian Steel. Theo đó, trong tháng 6 này mà chủ dự án vẫn không đưa ra được hợp đồng tín dụng hoặc không thể chứng minh năng lực tài chính thì giấy phép đầu tư của dự án này sẽ bị tỉnh Quảng Ngãi thu hồi.

Dọa rút giấy phép dự án thép tỷ đô
Dây chuyền sản xuất thép của một công ty trong nước. Ảnh: Quốc Hùng

Trước thông tin Công ty E-United (Đài Loan) - cổ đông lớn của dự án này xin điều chỉnh giảm vốn đăng ký của dự án từ 3,3 tỷ USD xuống còn 2 tỷ USD vào cuối tháng 2 vừa qua, BQL KKT Dung Quất cho rằng, động thái này không quan trọng bằng việc chủ đầu tư chứng minh được năng lực tài chính hoặc khả năng huy động vốn. Nguồn tin này cũng khẳng định: "Cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào quy định để có biện pháp xử lý trong trường hợp nhà đầu tư vẫn tiếp tục kéo dài việc trì hoãn đầu tư".

Được biết, dự án thép tỷ USD này đã được cấp giấy phép đầu tư cách đây gần 9 năm. Thế nhưng, sau quá trình dài có nhiều thay đổi về cơ cấu vốn, cổ đông và hiện vẫn đang trong tình trạng khó khăn sau khi JFE (tập đoàn thép hàng đầu của Nhật Bản) quyết định dừng xem xét đầu tư vào dự án này từ tháng 9/2014.

Trước tình hình khó khăn của dự án, Hiệp hội Thép Việt Nam cũng từng lên tiếng tỏ rõ sự lo ngại. Đáng chú ý, cứ mỗi khi cơ quan hữu trách đánh tiếng rút giấy phép đầu tư thì chủ đầu tư dự án này lại tiếp tục xin gia hạn và nảy sinh yếu tố mới như thay đổi đối tác, tăng vốn...

Nếu tính từ khi làm lễ động thổ dự án vào năm 2007 cho đến nay, chủ dự án này từng phải bỏ ra khoảng 42 triệu USD cho một số hạng mục công trình như khối nhà ở công nhân, san lấp mặt bằng, tường bao dự án, cọc xây nhà máy sản xuất ...

Những loại vật liệu xanh nên khuyến khích phát triển

Việc phát triển các loại VLXH xanh có những tác động rất lớn đến sự thay đổi cuộc sống cũng như khí hậu trên trái đất. Trong đó, những VLXD như xi măng thay thế không chứa carbon, vật liệu cách nhiệt thân thiện sinh thái hay vật liệu tái chế cho sàn nhà được khuyến khích sử dụng.

1. Xi măng thay thế không chứa carbon

Đây là loại VLXD thân thiện thay thế xi măng từ quá trình sản xuất khi thực hiện các dự án xây dựng. Nó có khả năng hấp thụ khí nhà kính từ môi trường với cơ chế hoạt động giống như một miếng bọt biển khi hút nước.

Những loại vật liệu xanh nên khuyến khích phát triển Xi măng thay thế không chứa cacbon được cho là loại vật liệu xanh thân thiện với môi trường

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ đánh giá, lượng khí thải từ các nhà ở và nhà thương mại chiếm tới 8% lượng phát thải Carbon Dioxide, đáng chú ý là phần lớn trong số này được sản sinh từ việc sản xuất và sử dụng xi măng. Trong các công trình xây dựng, xi măng là thành phần chính trong bê tông và bê tông lại là loại vật liệu được tiêu thụ nhiều chỉ xếp thứ hai sau nước.

Trong các công trình xây nhà ở và nhà thương mại, xi măng và bê tông cốt liệu được dùng để làm móng và nền. Việc sử dụng hai nguyên liệu này rất phổ biến trong thế kỷ trước, chiếm gần 5% lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới. Sở dĩ loại vật liệu này sản sinh ra lượng carbon lớn là do quá trình sản xuất đòi hỏi phải tiêu thụ một lượng nhiệt khổng lồ để nung đá vôi.

Trong khi đó, loại vật liệu mới lại được sản xuất trong một quy trình không dùng nhiệt cũng như tận dụng các nguyên liệu tái chế từ các ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như silicat từ thủy tinh hay bụi lò thép.

2. Vật liệu cách nhiệt thân thiện sinh thái

Gỗ và các loại xốp cách nhiệt là loại vật liệu rất thân thiện với môi trường, hơn hẳn các vật liệu cách nhiệt tiêu chuẩn từ xốp đang được sử dụng rất thịnh hành hiện nay.

Các nhà khoa học Đức vừa phát triển thành công một loại bọt xốp từ đất, gỗ tái chế. Nó được bơm khí và có đặc tính cách nhiệt rất tốt lại thân thiện với môi trường.

Những loại vật liệu xanh nên khuyến khích phát triển 1Loại vật liệu cách nhiệt do người Đức phát triển được đánh giá cao

Cách nhiệt được đánh giá là một chức năng rất quan trọng trong quá trình xây dựng công trình nhà ở. Nó chiếm gần 50% mức tiêu thụ năng lượng trong nhà. Vật liệu cách nhiệt có khả năng ngăn sự rò rỉ không khí qua cửa sổ, cửa ra vào dẫn đến mất nhiệt.

Các loại vật liệu cách nhiệt tiêu chuẩn thường được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu khí, góp phần tạo ra carbon. Trong khi đó, vật liệu cách nhiệt bọt xốp thì không dùng dầu khí mà dùng 100% thành phần sinh học nên rất thân thiện với môi trường.

3. Vật liệu tái chế cho sàn nhà

Những loại vật liệu xanh nên khuyến khích phát triển 2Vật liệu tái chế sử dụng lát sàn nhà thân thiện với môi trường được khuyến khích sử dụng

Sàn nhà bằng vật liệu tái chế được phát triển với mục đích thay thế cho các bề mặt cứng như gạch vinyl. Loại vật liệu này khi sử dụng hay tiêu thụ, chủ yếu là nước và các vỏ chai soda. Đây là những loại vật liệu gần như 100% thân thiện với môi trường và vô cùng hoàn hảo khi dùng để xây dựng nhà hiện đại.

Khai mạc hội chợ quốc tế đồ gỗ & mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam 2015

Hội chợ VIFA-EXPO 2015 thu hút 177 doanh nghiệp với hơn 900 gian hàng tham gia giới thiệu, trưng bày sản phẩm. Trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 82%, còn lại là các doanh nghiệp nước ngoài đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ như Úc, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ… Cơ cấu gian hàng trưng bày tại hội chợ gồm sản phẩm gỗ chiếm 73,7%, sản phẩm mỹ nghệ chiếm 2,6 %, đồ dùng nội thất chiếm 15,4% và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chiếm 8,3%.

Khai mạc hội chợ quốc tế đồ gỗ & mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam 2015 Sản phẩm của An Cường đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm mỹ. Ảnh: An Cường

Theo Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.HCM, trong thời gian qua Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN và thứ nhì châu Á. Bên cạnh đó phần lớn các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều tăng trưởng, đáng chú ý là thị trường Mỹ năm 2014 đạt 2,23 tỷ đô la Mỹ, Nhật Bản đạt 952 triệu đô la Mỹ, EU đạt 740 triệu đô la Mỹ. Hiện nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai trong số các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.HCM (HAWA), cho biết trong năm 2014, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đạt 6,23 tỷ đô la Mỹ, tăng 11,5%  so với năm 2013. Theo thống kê mới nhất, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2015 đạt 1,049 tỷ đô la Mỹ. Trong 7 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu ngành gỗ tăng trưởng trung bình khoảng 15% mỗi năm, nên nhiều khả năng năm 2015 con số này sẽ đạt khoảng 7,2 tỷ đô la Mỹ. Ông Hạnh đánh giá nhu cầu xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội và phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ ngày càng mạnh mẽ, đánh dấu thời điểm vượt qua khó khăn. Các doanh nghiệp gỗ đang ngày hướng tới mục tiêu giữ vững thị trường nội địa, mở rộng xuất khẩu.

Khai mạc hội chợ quốc tế đồ gỗ & mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam 2015 1Sản phẩm của An Cường đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm mỹ. Ảnh: An Cường

Với tư cách là một trong những nhà cung cấp nguyên vật liệu trang trí nội thất hàng đầu Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc với thị trường xuất khẩu lớn tại Châu u, Mỹ, Canada, Úc, Nhật, ASIAN... Công ty Cổ phần Gỗ An Cường tham gia hội trợ với  100% các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp.

Ông Lê Đức Nghĩa, Tổng giám đốc công ty Cổ phần Gỗ An Cường nhận xét rằng từ năm 2014 thị trường xuất khẩu đang có những tín hiệu đáng mừng. Tất cả các doanh nghiệp đều đạt mức tăng trưởng từ 30-50%. Và dấu hiệu này tiếp tục sẽ diễn biến khả quan vào năm 2015. Riêng An Cường, năm 2014 doanh thu của công ty đạt 10 triệu USD, tăng 39% so với năm 2013. “Thị trường đang tốt lên nên năm 2015 chúng tôi dự kiến tổng doanh thu sẽ tăng khoảng trên 45% so với năm 2014. Hiện nay các đơn hàng xuất khẩu của An Cường đã đầy đến hết tháng 9 năm 2015”.

Theo ông Nghĩa, một trong những thế mạnh của ngành xuất khẩu mỹ nghệ Việt Nam là các sản phẩm của doanh nghiệp nội ngày một đa dạng và đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Ông cho biết để cạnh tranh với các sản phẩm đến từ các nước trong khu vực nhất là với thị trường Trung Quốc, An Cường đã đa dạng sản phẩm của mình lên đến trên 800 màu các loại, từ vân gỗ như oak, ask, walnut... cho đến các màu digital, giả da, hip-hop… giúp đa dạng hóa sự lựa chọn cho các thị trường xuất khẩu. Tất cả các sản phẩm nội thất xuất khẩu của An Cường đều sử dụng gỗ công nghiệp bằng các loại ván công nghiệp phủ Melamine, phủ Laminate, High Gloss Acrylic và Veneer kỹ thuật. Bên cạnh việc đầu tư hàng loạt máy móc, thiết bị hiện đại, công ty còn mở rộng nhà máy sản xuất với diện tích trên 70.000m2, nhằm đưa ra giải pháp gia công biến hóa từ vật liệu thành giải pháp bán thành phẩm và sản phẩm nội thất vươn ra thị trường quốc tế. 

Phương Uyên(Theo Công ty CP An Cường)

Sản xuất thép tăng trên 20% trong 5 tháng đầu năm

Nền kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt. Trong tháng 5/2015, giá bán các sản phẩm thép ổn định, so với tháng trước, không có biến động. Trong đó, tình hình bán hàng, sản xuất của các công ty thành viên Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) trong tháng vừa qua tiếp tục giữ được mức sản lượng tương đối tốt.

Trong 5 tháng đầu năm nay, sản xuất thép tăng trên 20%

Các thành viên của VSA trong tháng 5/2015 sản xuất được 582.839 tấn thép (so với tháng 4, tăng 8,5% và so với cùng kỳ năm 2014, tăng cao xấp xỉ 27%). Đặc biệt, lượng bán ra đã đạt 584.005 tấn. Có thể thấy, tính chung trong 5 tháng đầu năm nay, lượng thép bán ra và sản xuất trên thị trường lần lượt là 2.504.516 tấn và 2.424.048 tấn (đều đạt mức tăng trưởng trên 20%).

Tuy vậy, ngành thép nội địa vẫn tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt những vụ kiện chống bán phá giá. Mới đây, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho hay, Cơ quan biên mậu Canada (CBSA) có thông báo thực hiện tái điều tra nhằm xác định lại giá trị xuất khẩu và giá trị thông thường trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu (OCTG) nhập khẩu của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, kết quả của vụ việc trên có thể sẽ được áp dụng cho hoạt động điều tra chống bán phá giá đối với Việt Nam và những vụ việc xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia mới đây đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm thép không gỉ cuộn nguội nhập khẩu từ nước ta.

Bổ sung một số mỏ đá vôi làm nguyên liệu cho Dự án xi măng Thành Thắng

Trong đó, để làm nguyên liệu cho Dự án xi măng Thành Thắng, tỉnh Hà Nam, 4 mỏ đá vôi diện tích 151,3ha tại xã Thanh Thủy; 2 mỏ đá vôi tại xã Thanh Tân và xã Thanh Thuỷ với diện tích 61,3ha; hai mỏ vôi tại xã Thanh Nghị có diện tích 46,6ha thuộc huyện Thanh Liêm (Hà Nam) đều được Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung vào Quy hoạch sử dụng, thăm dò, khai thác khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020.

Việc thực hiện cấp giấy phép hoạt động khoáng sản dựa theo đúng quy định của Luật khoáng sản cũng được Thủ tướng Chính phủ  giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp thực hiện với các cơ quan có liên quan.

Bổ sung một số mỏ đá vôi làm nguyên liệu cho Dự án xi măng Thành Thắng Một số mỏ đá vôi tại Hà Nam chính thức được đưa vào việc khai thác lấy nguyên liệu cho dự án xi măng Thành Thắng. Ảnh minh hoạ

Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý cho Dự án xi măng Thành Thắng, (thuộc thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) dự kiến vận hành trong năm 2018, được nâng công suất lên 2,3 triệu tấn xi măng/năm.

Dự án Nhà máy xi măng Thành Thắng với 56,8ha tổng diện tích mặt bằng được xếp vào dự án nhóm A theo thiết kế. Trong khi các hạng mục công trình phục vụ, hành chính được thiết kế theo cấp II thì việc thiết kế các hạng mục công trình thuộc dây truyền chính lại theo cấp I. 

Quy mô xây dựng của dự án gồm 1 hệ thống tận dụng nhiệt dư để phát điện công suất 7,5MW; 1 dây chuyền sản xuất sảm phẩm, nghiền, đóng bao với hệ thống nghiền xi măng năng suất 2x200 tấn/h; 1 dây chuyền sản xuất clinker đồng bộ từ công đoạn đập nguyên liệu, tiếp nhận cho tới xuất sản phẩm với năng suất lò nung 6.000 tấn clinker/ngày.

Không những được thiết kế theo phương pháp khô với hệ thống lò quay, dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy xi măng Thành Thắng còn có buồng đốt, phân huỷ 100% bằng than cám chất bốc thấp, có hệ thống phát điện tận dụng nhiệt dư, tháp trao đổi nhiệt 2 nhánh, 5 tầng xyclon.

Phó Thủ tướng khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng không nung

Nội dung trên được đưa ra tại cuộc họp sáng 18/3, về tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung theo Quyết định 567/QĐ-TTg và Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tính toán cho thấy, hiện nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD) trong cả nước rất cao, khoảng 24 tỷ viên gạch/năm. Dự kiến, đến 2020 con số này sẽ khoảng 33 tỷ viên. Muốn có 1 tỷ viên gạch nung phải mất tổng cộng 1,5 triệu m3 đất sét (tương đương khoảng 75ha đất khai thác ở độ sâu 2m), 150.000 tấn than và thải ra môi trường 0,57 triệu tấn cacbonic.

Phó Thủ tướng khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng không nung
Hiện tại nước ta mới có gần 30% công trình sử dụng VLXD không nung. Ảnh: Báo Xây dựng

Do hạn chế về mẫu mã và giá cả nên hiện nay nhiều địa phương cũng như các chủ đầu tư, nhà tư vấn thiết kế, nhà thầu và cả người tiêu dùng vẫn khá thờ ơ vơi loại vật liệu này...

Trước thực trạng này, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tập trung thông tin, tuyên truyền để thay đổi nhận thức, giúp các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp và cả xã hội hiểu được lợi ích của việc sử dụng VLXD không nung.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các cơ quan phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&CN nhằm nghiên cứu và triển khai công nghệ sản xuất , đưa vào sử dụng có hiệu quả VLXD không nung, đồng thời có cơ chế cũng như các chính sách hỗ trợ cho người sản xuất.

Xuất khẩu xi măng vì sao "tụt dốc"?

Xuất khẩu xi măng gặp “sóng lớn”

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, xuất khẩu sản phẩm xi măng tháng 5/2015 ước tính đạt 1,10 triệu tấn, bằng 100% so với tháng 5/2014, bằng 83% so với tháng 4. Trong đó, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) đã xuất khẩu trong tháng 5/2015 ước tính đạt 0,15 triệu tấn, ước tính 5 tháng đầu năm nay đạt 0,63 triệu tấn. Sản lượng xi măng xuất khẩu và clinker giảm sút nhiều so với năm ngoái vì thị trường xuất khẩu sang một số quốc gia đang gặp khó khăn, đặc biệt là Bangladet, một thị trường xuất khẩu truyền thống của xi măng Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là tại sao xuất khẩu xi măng của nước ta lại gặp khó khăn trong khi nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thế giới đang tăng? Ông Bùi Hồng Minh, Phó tổng giám đốc Vicem cho biết, trong năm 2015 này, nguồn cung trên thế giới đã tăng lên đáng kể khiến kim ngạch xuất khẩu xi măng của nước ta giảm.

Theo phân tích của lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu xi măng, xuất khẩu xi măng của nước ta đang phải cạnh tranh mạnh về giá và lượng với những doanh nghiệp “hàng xóm” như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia... Họ xuất khẩu một số lượng lớn, giá xuất khẩu xi măng Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia lại thấp hơn xi măng nước ta, bề dày kinh nghiệm xuất khẩu cũng nhiều hơn nên dễ dàng cạnh tranh với xi măng của Việt Nam.

Xuất khẩu xi măng vì sao "tụt dốc"?
Kim ngạch xuất khẩu xi măng của Việt Nam hiện đang giảm

Hiện nay, vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều về việc xuất khẩu xi măng, người thì đồng tình, người không ủng hộ tăng lượng xuất khẩu do lo sợ xuất khẩu tài nguyên. Thực tế thị trường chính là câu trả lời thỏa đáng nhất. Xuất khẩu xi măng không dễ dàng, đặc biệt là một quốc gia chưa có cảng nước sâu chuyên dành cho việc xuất khẩu xi măng như Việt Nam.

Tiêu thụ xi măng nội địa tăng

Trong tháng 5/2015, một tín hiệu đáng mừng cho thị trường xi măng là tiêu thụ nội địa tiếp tục tăng lên khi xuất khẩu xi măng gặp sóng lớn, giảm cả về giá và lượng.

Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, ước tính sản phẩm tiêu thụ trong tháng 5/2015 là 6,38 triệu tấn, bằng 109% so tháng 5/2014, bằng 98% so tháng 4. Ước tiêu thụ trong 5 tháng đầu năm nay là 27,19 triệu tấn, đạt 37,7% kế hoạch năm 2015 và bằng 101% so cùng kỳ năm 2014. Trong đó, tiêu thụ nội địa tháng 5 ước 5,28 triệu tấn, bằng 111% so tháng 5/2014 và bằng 102% so tháng 4. Vicem tiêu thụ trong tháng 5 ước tính đạt 1,95 triệu tấn, bằng 114% so với tháng 5/2014 và bằng 98,5% so với tháng 4. Tiêu thụ nội địa trong 5 tháng đầu năm nay ước tính đạt 21,34 triệu tấn xi măng, bằng 105% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng đã lý giải nguyên nhân tiêu thụ nội địa tăng. Theo ông Tới, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa tháng 5 tăng cao vì đã thực sự bước vào mùa xây dựng, thêm nữa là thời tiết cũng thuận lợi cho hoạt động xây dựng. Trong khi tiêu thụ nội địa tăng, nguồn cung xi măng nội địa không tăng thì xuất khẩu giảm là phù hợp. Trong tháng 5, giá bán xi măng nhìn chung vẫn ổn định mặc dù giá xăng dầu và giá điện đã điều chỉnh tăng.

Xi măng là mặt hàng nặng, quá trình vận chuyển gặp nhiều khó khăn, bản thân các doanh nghiệp sản xuất xi măng luôn xem gia tăng thị phần trong thị trường trong nước là mục tiêu chứ không phải gia tăng thị phần từ việc xuất khẩu. Có thể thấy, xuất khẩu xi măng không dễ dàng và đây là mặt hàng nên cũng phải chịu sự điều chỉnh của quy luật thị trường là tất yếu.

Hiện nay, toàn quốc có 74 dây chuyền đang vận hành với tổng công suất huy động 72-73 triệu tấn; công suất thiết kế đạt 77,36 triệu tấn; tỷ lệ khai thác công suất trung bình của toàn quốc là 96%. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ khai thác công suất xi măng cực kỳ hiệu quả trên toàn thế giới.

Bắc Cạn thu hồi hai dự án luyện gang, thép trong KCN Thanh Bình

Bắc Cạn thu hồi hai dự án luyện gang, thép trong KCN Thanh Bình
Một dự án thép tỷ đô mới bị thu hồi gần đây. Ảnh: cafef

Hai dự án trên đều được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2007, với công suất dự kiến lần lượt là 250 nghìn tấn/năm và 600 nghìn tấn/năm, được kỳ vọng sẽ khai thác tiềm năng khoáng sản, làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một tỉnh thuần nông như Bắc Cạn, từ đó giúp tăng thu ngân sách địa phương và giải quyết việc làm cho người dân quanh khu vực dự án.

Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh GCN đầu tư, 3 lần chuyển đổi chủ đầu tư, gần đây nhất chủ đầu tư dự án là Công ty CP Khoáng sản và Gang thép Kim Sơn vẫn không thể triển khai dự án theo đúng cam kết. Đất đai đã cấp cho để thực hiện hai dự án này tại KCN Thanh Bình bị bỏ hoang nhiều năm nay, gây lãng phí rất lớn, khiến người dân bức xúc.

Do chủ đầu tư là Công ty CP Khoáng sản và Gang thép Kim Sơn không đủ năng lực triển khai hai dự án nêu trên nên vào cuối tháng 6 vừa qua, UBND tỉnh Bắc Cạn đã quyết định thu hồi hai GCN đầu tư, đồng thời tiến hành thu hồi phần diện tích 9,5 ha đất đã cấp cho công ty này để bàn giao cho Công ty CP Sahabak mở rộng nhà máy chế biến gỗ và Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang xây dựng nhà máy luyện kim.

Việc thu hồi GCN đầu tư của hai dự án nêu trên cho thấy tỉnh Bắc Cạn đang rất kiên quyết đối với những trương hợp dự án không khả thi, chủ đầu tư năng lực kém mà vẫn cố giữ đất tại KCN Thanh Bình, thu hồi đất giao lại cho những chủ đầu tư mới có năng lực và triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Các sản phẩm VLXD không nung vẫn còn xa lạ

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy, sau 5 năm triển khai Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 28/11/2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về phát triển (vất liệu xây dựng) VLXD không nung, trên cả nước, tổng công suất mới đạt khoảng 6,5 tỷ viên gạch không nung/năm, chỉ chiếm 29% trong tổng sản lượng VLXD năm vừa qua.

Cũng theo báo cáo này, những chỉ tiêu sản lượng sản xuất, tiêu thụ của vật liệu không nung đã đạt và vượt mức mục tiêu đề ra.

Đặc biệt, con số trên khá tương đồng với đánh giá của nguyên Chủ tịch Hiệp hội VLXD Việt Nam TS. Trần Văn Huynh. Trao đổi với phóng viên, ông Huynh cho biết, năng lực sản xuất gạch không nung ở Việt Nam hiện nay đang ở mức 6 tỷ viên/năm. Số lượng này có thể đáp ứng được 23-24% nhu cầu nội địa về gạch xây dựng.

Tuy nhiên, theo tiết lộ của ông Huynh, các nhà máy sản xuất hiện chỉ khai thác được 50% năng lực nói trên, nghĩa là khoảng 3 tỷ viên do hoạt động cầm chừng. Sản phẩm này đầu ra đang khó. Ông Huynh cho hay, lượng gạch không nung tồn kho nhiều năm qua đã lên tới hàng tỷ viên.

Theo khảo sát của phóng viên, khái niệm “vật liệu không nung” hiện nay còn khá xa lạ với nhiều đơn vị xây dựng, nhất là ở các công trình xây dựng dân dụng.

Các sản phẩm VLXD không nung vẫn còn xa lạ
Gạch không nung đang được giới thiệu trong một triển lãm VLXD Ảnh: Mạnh Tùng

Giám đốc Công ty Đầu tư Kiến trúc Xây dựng Thiết Thạch (quận 10, Tp.HCM) Trần Tuấn Long nhận định, khi đặt hàng xây dựng, các khách hàng cá nhân không biết và quan tâm tới vật liệu không nung.

Theo ông Long, khách hàng vẫn có tâm lý e ngại với loại vật liệu này bởi nó còn khá mới lạ trên thị trường. Trong khi đó, khách hàng lại quen dùng gạch nung truyền thống do giá rẻ hơn, lại được “kiểm chứng” chất lượng từ xưa tới nay nên họ sẽ yên tâm hơn.

Thông tư 09/2012/TT-BXD năm 29012 của Bộ Xây dựng quy định về sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng cho thấy, những công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước ở các đô thị loại 3 phải dùng 100% VLXD không nung bắt đầu từ đầu năm 2013.

Theo thông tư trên, những công trình xây dựng 9 tầng trở lên, không phân biệt nguồn vốn, từ năm 2012 tới 2015, phải dùng tối thiểu 30% và sau năm 2015, phải dùng tối thiểu 50% VLXD không nung loại nhẹ trong tổng số VLXD cho công trình.

Tuy nhiên, ông Huynh cho hay, nhiều công trình nằm trong diện trên vẫn không chấp hành nghiêm túc quy định này khi chỉ sử dụng vật liệu không nung ở những công trình phụ, tường rào nhằm đối phó hơn là dùng cho toàn bộ công trình chính.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, quản lý ở nhiều địa phương lại buông lỏng dẫn tới sự không đồng bộ trong việc phát triển vật liệu không nung trên toàn quốc. Theo ông Huynh, điều đó càng làm cho đầu ra của những sản phẩm vật liệu không nung, nhất là gạch không nung thêm khó khăn.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ mới đây đã đăng tải thông tin, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao cho Bộ Xây dựng tổ chức những đoàn kiểm tra triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg và Thông tư 09/2012/TT-BXD nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp không tuân thủ dùng VLXD không nung.

Ngoài ra, ông Hoàng Trung Hải cũng đôn đốc các địa phương trên cả nước xây dựng lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, rà soát chính sách hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất VLXD không nung.

Lượng xi măng tiêu thụ có thể giảm nhẹ trong tháng 6

Lượng xi măng tiêu thụ có thể giảm nhẹ trong tháng 6 Lượng xi măng tiêu thụ có thể giảm nhẹ trong tháng 6 này

Theo báo cáo của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, ước tính lượng sản xuất và tiêu thụ của toàn ngành xi măng tháng 5/2015 giảm nhẹ so với tháng 4/2015.  Cụ thể, tổng sản lượng sản xuất tháng 5/2015 đã giảm giảm khoảng 0,3 triệu tấn và ước đạt khoảng 5,4 triệu tấn. Trong khi đó ước tổng sản lượng tiêu thụ đạt khoảng 5,1 triệu tấn, giảm khoảng 0,4 triệu tấn. 

Báo cáo của Vicem cũng cho biết thêm, so với tháng 4/2015 thì giá xuất khẩu xi măng ổn định ở mức khoảng 54 - 54,25 USD/tấn; giá xuất khẩu clinker ở mức khoảng 35 - 35,8 USD/tấn, giảm khoảng 0,5-1USD/tấn.

Giá bán xi măng tại các nhà máy của Vicem tháng 5/2015 ổn định so với tháng 4/2015. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây:

ĐVT: đồng/tấn

STT

Đơn vị

Chủng loại XM (bao)

Giá bán tháng 4/2015

Giá bán tháng 5/2015

Chênh lệch (+/-)

1

Công ty xi măng Hoàng Thạch

PCB30

1.270.000

1.270.000

0

2

Công ty xi măng Hải Phòng

PCB30

1.270.000

1.270.000

0

3

Công ty xi măng Bút Sơn

PCB30

1.270.000

1.270.000

0

4

Công ty xi măng Bỉm Sơn

PCB30

1.270.000

1.270.000

0

5

Công ty xi măng Tam Điệp

PCB40

1.170.000

1.170.000

0

6

Công ty xi măng Hoàng Mai

PCB40

1.250.000

1.250.000

0

7

Công ty xi măng Hải Vân

PCB40

1.325.000

1.325.000

0

8

Công ty xi măng Hà Tiên 1

PCB40

1.705.000

1.705.000

0

 

 (Giá giao trên phương tiện bên mua tại nhà máy và đã có thuế GTGT)

Theo báo cáo của Sở Tài chính các tỉnh, thành phố thì giá bán lẻ xi măng tháng 5/2015 vẫn ổn định so với tháng 4/2015. Trong khi mức giá tại các tình miền Nam dao động trong khoảng từ 1.460.000 - 1.850.000 đồng/tấn, tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung lại phổ biến từ 1.050.000 - 1.550.000 đồng/tấn.   Hiện để giữ thị phần cũng như tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường, các nhà máy sản xuất kinh doanh xi măng vẫn đang duy trì ổn định giá bán.

 

Xây nhà bằng một loại vật liệu xây dựng xanh mới

Cụ thể, Hempcrete được tạo thành bằng cách dùng gỗ như gỗ balsa (loại sợi lấy từ vỏ cây) kết hợp với nước và vôi. Tuy cấu trúc của loại vật liệu xanh này thiếu sự ổn định nhưng hempcrete cung cấp khả năng cách nhiệt linh hoạt, tự nhiên. Vật liệu mới này không thấm nước, không chứa độc tố, có khả năng chống nấm mốc, chống cháy.

Xây nhà bằng một loại vật liệu xây dựng xanh mới
Hempcrete là một loại vật liệu xây dựng xanh mới đang được phát triển

Đặc biệt, sợi gai có thể trồng và bổ khá nhanh chóng là một trong những lợi ích khi dùng vật liệu xây dựng bền vững này. New York Times cho biết, vật liệu xây dựng từ Hempcrete có thể mở ra một kỷ nguyên mới của các sản phẩm xanh dành cho lĩnh vực xây dựng.

Thực tế cho thấy, cây gai dầu có thể phát triển tương đối nhanh trong điều kiện ít phân bón và nước. Hiệu suất sử dụng của loại cây này tốt hơn cây bông, một mẫu trồng cây gai dầu sẽ cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra khối lượng giấy gấp 4 lần so với một mẫu trồng cây khác. Sau 4 tháng, gai dầu có thể thu hoạch. Trong khi đó, những cây gỗ phải mất trên 20 năm để trưởng thành. Cây gai dầu đóng vai trò như một nguồn năng lượng tái tạo và sản xuất ra nguồn nhiên liệu sinh học với khối lượng nhiều hơn những cây trồng khác. Dầu từ loại cây này cũng có thể cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất nhựa phân hủy sinh học. Trên thực tế, hơn 30.000 sản phẩm có thể được sản xuất từ loại cây này.

Tiêu thụ thép tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm 2015

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hàng đầu của ngành công nghiệp thép vẫn là đẩy mạnh tiêu thụ trong thời gian tới khi Việt Nam bước vào hội nhập sâu rộng.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép tiêu thụ của các doanh nghiệp thành viên trong 2 tháng đầu năm đạt 645.204 tấn, so với cùng kỳ năm 2014, tăng 7,4%. Chỉ tính riêng tháng 1/2015, tổng các sản phẩm và bán thành phẩm thép nhập khẩu vào nước ta đạt 1.294.698 tấn, tăng 58,6% về giá trị nhập khẩu và 74% về sản lượng. Do đó, ngành thép vẫn giữ vững tăng trưởng 7,4% trong 2 tháng đầu năm.

Trong 2 tháng đầu năm 2015, sản lượng tiêu thụ thép tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa

Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nguyễn Văn Sưa cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành thép cơ bản vẫn giữ được mức tiêu thụ ổn định nhờ một loạt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế do Chính phủ ban hành. Đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực chủa Chính phủ cho thị trường bất động sản đã có tác dụng “hâm nóng” thị trường vật liệu xây dựng. Đó chính là cơ hội giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thép khi mà các doanh nghiệp sản xuất thép nội địa đang phải cạnh tranh ngày một tăng với thép nhập khẩu.

Ngoài ra, với việc nâng cao hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp thép nhận được nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thép. Để có thể giải bài toán cho ngành thép, các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu hao ít năng lượng và chú trọng việc mở rộng thị trường. Việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, học tập và ứng phó với những vụ kiện chống bán phá giá diễn ra ngày càng nhiều cũng là một trong các yếu tố cần thiết trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Giá gạch tăng mạnh mùa xây dựng

 

Giá gạch tăng mạnh mùa xây dựng Với tốc độ tăng giá như hiện nay, các công trình nhận thầu trước đó  sẽ gặp phải không ít khó khăn

So với cùng kỳ tháng 4/2015, hiện giá gạch đinh, gạch ống đang tiếp tục leo thang ở mức gấp đôi trong tháng 6 này. Một chủ cửa hàng vật liệu xây dựng (VLXD) ở quận Tân Bình, Tp.HCM cho biết, với nguồn gạch được nhập chính từ hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, giá gạch đinh và gạch ống nhập hàng ngày đã tăng hơn 600 đồng/viên so với hai tháng trước và đang ở mức 1.170 đồng/viên. 

Với mức nhập ban đầu như vậy, sau khi cộng thêm các chi phí bốc xếp, vận chuyển, khi đến tay người tiêu dùng, giá gạch được bán sỉ sẽ là 1.270-1.300 đồng/viên, giá bán lẻ sẽ nằm trong khoảng 1.450-1.500 đồng/viên.

Nguyên nhân chính của việc giá gạch tăng vọt như vậy là do trong thời gian qua, nguồn cung bị “nghẽn” một phần kể từ khi chính sách không cấp phép cho các cơ sở/doanh nghiệp sản xuất gạch theo phương thức nấu bằng củi, vật liệu thải bỏ hoặc trấu... hay cụ thể là công nghệ lò nung Hoffman, chính thức có hiệu lực ở một vài tỉnh lân cận Tp.HCM sau một thời gian dài.

Theo một chủ thầu xây dựng ở huyện Hóc Môn, cũng bởi đợt tăng giá gạch lần này, không ít công trình nhận thầu trước đó phải chịu lỗ và gặp không ít khó khăn.

Xi măng tiêu thụ nội địa trong tháng 7 ước đạt 4,56 triệu tấn

Tháng 7/2015, con số này ước tính sẽ đạt khoảng 4,56 triệu tấn. Điều đó cho thấy, ngành vật liệu xây dựng hiện tại đã vượt qua khó khăn về vấn đề  tồn kho. Trong những tháng qua, sản lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng đều đạt hoặc vượt mức dự báo đưa ra nhưng trong từng nhóm hàng vẫn còn các khó khăn cần giải quyết triệt để.

Xi măng tiêu thụ nội địa trong tháng 7 ước đạt 4,56 triệu tấn
Theo tính toán, lượng xi măng tiêu thụ nội địa trong tháng 7 ước đạt 4,56 triệu tấn

Theo đó, đối với xi măng, nửa đầu năm nay, tiêu thụ đã đạt 34,16 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ trong nước gần 26 triệu tấn, còn xuất khẩu là 8,19 triệu tấn. Trong tháng 6, sản lượng tiêu thụ nội địa đã đạt 4,4 triệu tấn, giảm 12% so với tháng 5 nhưng tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó chính là mức tiêu thụ nằm trong dự báo, không có sự biến đổi nhiều.

Tương tự, mức tiêu thụ thép 6 tháng đầu năm nay vượt dự kiến với trên 3 triệu tấn thành phẩm thép xây dựng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa con số được dự báo khoảng 12% trước đó. Nhưng ngành thép được nhận định là vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ảm đạm trước kia bởi tình trạng nhập siêu tăng cao so với cùng kỳ năm 2014.

Kế hoạch đề ra cho thấy, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa trong tháng 7/2015 khoảng 4,56 triệu tấn. Tính tới hết ngày 16/7, thực tế sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa thực tế đã đạt 2,41 triệu tấn, 52,8% kế hoạch. Sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa trong tháng 7 dự kiến sẽ đạt khoảng 4,95 triệu tấn.

Xu hướng sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường

Trong tiến trình phát triển bền vững, vật liệu và công nghệ thay thế là xu hướng phù hợp với sự phát triển của ngành xây dựng. Cụ thể, sử dụng công nghệ và vật liệu xây dựng mới gắn với phát triển bền vững dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ xanh, sạch, tái tạo, những loại vật liệu địa phương, vật liệu thay thế sẽ là hướng đi tốt cho thời điểm hiện tại.

Vật liệu là yếu tố chiếm khoảng 70% giá thành trong các công trình. Nếu dùng hợp lý vật liệu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên, trong đó có những nguồn VLXD tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Việc khai thác quá mức để phục vụ nhu cầu xây dựng của thị trường đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống.

Trong bối cảnh hiện nay, xu hướng phát triển những loại vật liệu thay thế có ý nghĩa rất lớn, làm giảm tác động tới môi trường sống và tài nguyên, giảm giá thành của hàng hóa một cách tối đa. Đồng thời, các loại vật liệu thay thế có chất lượng sử dụng, tính năng tương đương, nhiều sản phẩm thậm chí còn có nhiều tính ưu việt hơn các sản phẩm truyền thống.

Hiện nay, tại Việt Nam, đã có một số công nghệ mới như vậy được sử dụng như sản xuất gạch không nung, gạch nhẹ từ phế thải công nghiệp (xỉ than, tro bay nhiệt điện...) thay thế cho gạch nung truyền thống. Những loại gỗ nhân tạo sản xuất từ trấu, vụn gỗ, rơm rạ, trấu... để thay thế cho những loại gỗ tự nhiên. Về nhiều điểm, gỗ nhân tạo có tính năng tốt hơn một số loại gỗ tự nhiên phổ biến như chịu nước, ít cong vênh, chịu mài mòn, trong khi tính năng sử dụng và độ cảm quan tương đương. Như vậy, nếu biết cách sử dụng, phế thải từ nhiều ngành có thể tạo ra các loại vật liệu có chất lượng cao, giải quyết vấn đề môi trường, tiết kiệm được tài nguyên.

Xu hướng sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường
Dùng vật liệu tranh tre là một nét đặc trưng, độc đáo của kiến trúc Việt Nam

TS. Nguyễn Quang Chung, Giám đốc Công ty CP Bê tông khí Viglacera trong hội thảo về VLXD do Bộ Xây dựng tổ chức cuối tuần qua đã có nhận định về vấn đề này. Vị này cho biết, tái sử dụng chính các sản phẩm xây dựng thải ra là một hướng đi nữa cho việc sử dụng công nghệ VLXD mới thân thiện với môi trường. Tại các nước châu u và Đức, họ ưu tiên phát triển những loại gạch xây, cốt liệu cho bê tông bằng chính phế thải xây dựng cho các tòa nhà, giảm 30-50% giá thành cho phần bê tông, giảm 70% phế thải xây dựng thải ra môi trường. Thời gian tới, đây cũng có thể là hướng đi rất tốt cho chúng ta.

Ngoài ra, việc sử dụng VLXD địa phương cũng rất quan trọng. Đây là một dạng vật liệu thay thế mà từ trước tới nay không có nhiều người nghiên cứu, chỉ được sử dụng theo thói quen. Tuy cậu, vật liệu địa phương lại chính là xu hướng được thế giới khuyến khích áp dụng từ lâu, vừa thân thiện và giảm giá thành xây dựng vừa đem lại nét bản sắc vùng miền.

Đơn cử, nếu sử dụng hợp lý, cát đen sông Hồng trở thành biện pháp khai thông dòng chảy và làm vật liệu xây dựng. Hiện nay, đã có công nghệ chế tạo bê tông dùng cát đen ở đây, thậm chí bê tông mác tới 500 để thay thế xi măng truyền thống. Loại bê tông mác cao phù hợp với những công trình hiện đại như nhà cao tầng, cầu nhịp lớn vốn không phù hợp khi dùng bê tông truyền thống. Các công trình xây dựng, nhất là nhà ở cao tầng được sử dụng bê tông mác cao làm từ vật liệu địa phương có thể giảm kích thước những cấu kiện, giảm đáng kể được giá cả xây dựng.

Những loại vật liệu như tre, nứa ở vùng nguyên liệu trồng tái sinh cũng thuộc vật liệu địa phương với nhiều ưu việt, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao và trong điều kiện Việt Nam thì có thể ứng dụng tốt. Khi được xử lý bằng công nghệ mới sẽ kéo dài tuổi thọ lên tới 20 năm và được dùng cho rất nhiều chức năng trong công trình như vật liệu ốp tường, khung, lát sàn, trang trí...

Hiện tại, thị trường Việt Nam đã có nhiều loại VLXD thân thiện với môi trường, có các tính năng vượt trội so với các loại vật liệu xây dựng cũ như vật liệu xây không nung, kính tiết kiệm năng lượng Low-E, bê tông khí chưng áp (AAC)... Tuy nhiên, có thể nhận thấy, việc dùng các loại vật liệu và công nghệ mới hiện cũng đang gặp nhiều rào cản, đó là bài toán về kinh tế với số tiền đầu tư ban đầu; bài toán thói quen, quan điểm; bài toán sự “an toàn” và cơ chế chính sách...

TS. Thái Duy Sâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội VLXD Việt Nam nhấn mạnh, một loại vật liệu có giá thành cao gấp rưỡi bình thường song vòng đời lại cao gấp hai thì đương nhiên nó sẽ rẻ hơn. Xu hướng dùng vật liệu hướng đến tính bền vững trong giá trị tổng thể công trình theo vòng đời chính là điều mà Việt Nam cần hướng tới, đừng để cái trước mắt làm mờ đi những giá trị lâu dài.

Thị trường thép: Nguồn cung vẫn tăng dù đã quy hoạch

Mới đây, Bộ Công thương đã quyết định điều chỉnh "Dự án Nhà máy phôi thép Nghi Sơn” trở thành “Dự án liên hợp gang thép Nghi sơn” do Công ty CP  Gang thép Nghi Sơn làm chủ đầu tư (có tổng công suất thiết kế của 3 giai đoạn là 7 triệu tấn/năm, gồm 5 triệu tấn phôi dẹt/năm, 2 triệu tấn phôi vuông/năm) vào trong “Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống giai đoạn 2020, có tính đến 2025”.

Bên cạnh đó, bổ sung thêm vào quy hoạch nói trên “Dự án mở rộng nâng công suất sản xuất thép xây dựng chất lượng cao công suất 600.000 tấn/năm thuộc dự án đầu tư khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát giai đoạn 1” của Công ty CP thép Hòa Phát.

Thị trường thép: Nguồn cung vẫn tăng dù đã quy hoạch
Nguồn cung thép xây dựng vẫn tăng dù đã quy hoạch. Ảnh minh họa: TTO

Tuy nhiên, căn cứ vào quy hoạch đã ban hành từ tháng 1/2013, dự án do Công ty CP gang thép Nghi Sơn làm chủ đầu tư được phê duyệt là dự án thực hiện xây dựng nhà máy phôi thép Nghi Sơn, đưa vào triển khai giai đoạn 1 (năm 2015) với quy mô 1 triệu tấn phôi vuông/năm. Còn giai đoạn 2 (năm 2020) sẽ là 1 triệu tấn thép dài/năm (thép xây dựng).

Đối với dự án của Công ty CP Thép Hòa Phát đã được phê duyệt giai đoạn 1 (được lập quy hoạch trong giai đoạn từ năm 2007-2012) với quy mô 350.000 tấn phôi vuông/năm và 350.000 tấn gang xốp/năm.

Dự án khu liên hợp gang thép Hòa Phát giai đoạn 2 cũng đã được phê duyệt và xếp vào danh sách “các dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất giai đoạn đến 2020” là 500.000 tấn thép xây dựng/năm và 500.000 tấn phôi vuông/năm, dự án vừa mới bổ sung cho Hòa Phát cũng không khớp với công suất thiết kế mà ngành đã quy hoạch.

Một chuyên gia lâu năm trong ngành thép cho rằng, việc bổ sung thêm các dự án vào ngành và thay đổi sản lượng sản xuất đã được quy hoạch là điều rất rủi ro cho doanh nghiệp và thị trường.

Tấm lợp kim loại có khả năng làm mát nhà

Nguyên liệu để làm tấm lợp kim loại là từ nhôm hoặc thép. Những kim loại này sẽ được cuộn thành cuộn dài ở một nhà máy chế biến kim loại. Sau đó, chúng được phủ bằng chất phủ rất đặc biệt giúp chống gỉ và sơn bên ngoài bằng loại sơn chuyên dụng. Những cuộn kim loại được vận chuyển tới các nhà máy sản xuất tấm lợp, ở đây kim loại được định thành những hình dạng ngói lợp hoặc tấm, phụ thuộc vào loại sản phẩm cần được sản xuất để sử dụng máy ép kim loại lớn.

Tấm lợp kim loại có khả năng làm mát nhà
Sử dụng tấm lợp kim loại cho phần mái nhà sẽ tiết kiệm năng lượng làm mát

Đặc biệt, tấm lợp kim loại có những màu sắc đa dạng, chúng có thể mang màu sắc tương tự như đá phiến hay tấm lợp bằng nhựa đường.

Nhôm và thép được dùng làm tấm lợp kim loại có chứa từ 25-30% vật liệu tái chế, hoàn toàn có thể tái chế vào thời gian cuối vòng đời của nó. Bên cạnh đó, tấm lợp kim loại còn có thể được lợp trực tiếp lên hệ thống mái bằng các tấm lợp từ nhựa đường đã có sẵn. Điều này có thể làm giảm chi phí loại bỏ các tấm lợp cũ.

Ngoài ra, tấm lợp kim loại còn có thể tăng hiệu suất dùng năng lượng bởi bề mặt phản chiếu cao, giúp làm lệch hướng những tia bức xạ mặt trời chiếu xuống phần mái nhà. Chúng có có thể phản xạ lại ánh sáng mặt trời đến 90% năng lượng đã hấp thụ phụ thuộc vào màu sắc của tấm lợp. Tấm lợp kim loại giúp giảm lượng năng lượng cần thiết để làm mát vì giảm được sức nóng từ mặt trời hấp thụ qua phần mái nhà.

Xu hướng trang trí nội thất căn hộ thô bằng thạch cao

Trang trí phòng khách

Với chung cư có diện tích nhỏ, thiết kế phòng khách nối liền với phòng ăn là một sự lựa chọn thông minh. Một bức vách ngăn bằng tấm thạch cao giữa hai phòng vừa đảm bảo không gian riêng, vừa tạo tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà. Bên cạnh đó, với tường thạch cao vẫn có thể treo những vật dụng như tranh ảnh, tivi, tủ bếp,… nếu sử dụng vít treo phù hợp.

Nhiều mẫu phòng khách hơn TẠI Đ Y 

Xu hướng trang trí nội thất căn hộ thô bằng thạch cao
Phòng khách ngăn với nhà bếp bằng vách ngăn thạch cao là sự lựa chọn tối ưu cho căn hộ có diện tích nhỏ. Ảnh: Gyproc

Trang trí phòng ngủ

Sự yên tĩnh là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Tường thạch cao với cấu tạo rỗng đem lại khả năng cách âm tốt hơn tường gạch có cùng độ dày, mang đến không gian thư tháimà vẫn đảm bảo tính sáng tạo và thẩm mỹ trong thiết kế.

Xu hướng trang trí nội thất căn hộ thô bằng thạch cao 1
Tường thạch cao có cấu tạo rỗng giúp cách âm tốt cho phòng ngủ. Ảnh: Gyproc

Trang trí phòng tắm

Hãy sử dụng những tấm thạch cao chịu ẩm đặc chủng để sử dụng cho phòng tắm. Tường thạch cao chống ẩm nếu được gia cố bề mặt tiếp xúc nước bằng chống thấm và gạch ốp chuyên dụng hoàn toàn phù hợp cho phòng tắm. 

Xu hướng trang trí nội thất căn hộ thô bằng thạch cao 2
Phòng tắm với hệ tường thạch cao chống ẩm. Ảnh: Gyproc
 
Gyproc là một thương hiệu thạch cao quốc tế của tập đoàn sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất thế giới Saint-Gobain (Pháp) với 350 năm lịch sử phát triển. Riêng đối với ngành thạch cao, Saint-Gobain đã có hơn 100 năm kinh nghiệm và các sản phẩm của tập đoàn đều đạt chất lượng hàng đầu theo các tiêu chuẩn quốc tế như ASTM 1396 (Mỹ) hay BS EN 520 (Châu u) và TCVN 8256 tại Việt Nam. Saint-Gobain vừa hoàn tất khâu chuẩn bị xây dựng nhà máy sản xuất tấm thạch cao mới tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD và công suất 30 triệu m2/năm, dự tính sẽ chính thức đi vào hoạt động vào giữa năm 2016.