This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Thị trường vật liệu xây dựng 2015: Vững tiềm lực để hội nhập

Thị trường thêm mẫu mã mới

Phó chủ tịch Hội VLXD, ông Lê Anh Ba đánh giá, ngành công nghiệp sản xuất VLXD rất quan trọng trong ngành xây dựng cơ sở hạ tầng.

Năm 2014, thị trường VLXD đã xuất hiện những mảng sáng với nhiều tín hiệu tích cực, lạc quan. Thị trường VLXD đang có những bước đi mạnh dạn ra ngoài các thị trường quốc tế, kể cả những thị trường khó tính như EU, Mỹ. Trong đó, thị trường xi măng có sức tiêu thụ nội địa và sản lượng xuất khẩu đều tăng so cùng kỳ năm 2014.

Câu hỏi đặt ra ở đây là với đà tăng như vậy, thị trường VLXD có gì đột biến trong năm 2015? Chủ tịch Hội VLXD, ông Tống Văn Nga nhấn mạnh: Năm 2015, sức tiêu thụ VLXD sẽ tăng so với năm 2014 do thị trường BĐS đã ấm lên. Thị trường sẽ có thêm nhiều những mẫu mã mới. Bên cạnh đó, sẽ có sự phân hóa trong tốc độ tăng trưởng của từng dạng sản phẩm, tăng khá nhất sẽ là xi măng bởi việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật như cầu cảng, đường giao thông nông thôn… tiếp tục được đẩy mạnh còn các loại vật liệu xây dựng khác như gạch xây, kính, ceramic… sẽ tăng nhưng chỉ ở mức bình thường. Trong ngành gạch không nung thì gạch bê tông bọt và gạch xi măng cốt liệu tiếp tục tăng khá, còn riêng gạch bê tông khí chưng áp AAC do chất lượng chưa thực sự đảm bảo sẽ vẫn gặp khó khăn.

Ảnh minh họa

Vị Chủ tịch Hội VLXD nhấn mạnh: “Để VLXD phát triển bền vững, cần đầu tư thêm các thiết bị thí nghiệm, nâng cao công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp, đồng thời đội ngũ chuyên gia sản xuất phải được đào tạo kĩ càng, phải có chuyên gia hướng dẫn xây dựng loại gạch này thì gạch bê tông khí chưng áp mới phát triển được”.

Hội nhập cần có sức khỏe

Năm 2015, Theo ông Lê Anh Ba, , cạnh tranh trong thị trường VLXD ở Việt Nam chắc chắn sẽ quyết liệt hơn bởi kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với các nước trong khu vực và nền kinh tế thế giới. Đây cũng là năm Việt Nam cam kết cắt giảm 93% số dòng thuế có mức thuế suất là 0% và 7%. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA, thành lập năm 1993) cũng đang tiến tới thực hiện những cam kết cuối cùng để thành lập Cộng đồng ASEAN (AEC) vào năm 2015.

AEC được thành lập với  là tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề trong khối, điều đó cũng đồng nghĩa các DN VLXD của nước ta có nhiều cơ hội tham gia thị trường 500 triệu dân nhưng cũng gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn, các nước trong khối.

Chủ tịch Hội VLXD cho rằng: Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các DN cần tuân thủ các quy định, chủ động trước thời cơ và thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, các DN VLXD trong nước cần cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và giá thành sản xuất không nên cạnh tranh bằng cách “dìm giá”, tránh hiện tượng tranh mua tranh bán lẫn nhau.

“Cần liên kết, hợp tác để phát triển. Không phải mặt hàng nào chúng ta cũng xuất khẩu mà cần tính toán xuất khẩu những sản phẩm có giá trị cao. Đơn cử giá trị 1kg xi măng so với 1kg gạch gốm thì mức chênh quá lớn nên xuất khẩu xi măng cần có mức độ và cần đẩy mạnh tiêu thụ xi măng trong nước, phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Nên tính toán để xuất khẩu xi măng tập trung dưới sự điều phối của Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Hiệp hội Xi măng Việt Nam”, Chủ tịch Hội VLXD nhấn mạnh.

Để giúp DN xây dựng được mạng lưới này, đại diện Hội VLXD cho rằng Bộ Công Thương mà đại diện là Cục Xúc tiến thương mại cần có chiến lược, tổ chức mạng lưới đồng bộ, là cầu nối giúp các DN có cơ hội tiếp cận các thị trường mới hiệu quả nhất. Cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho xuất khẩu VLXD được đánh giá là còn hạn chế do nguồn lực tài chính có hạn, chưa có khả năng đầu tư đúng mức cho công tác xúc tiến thương mại.

Theo ông Nga, các DN VLXD của Việt Nam cần quan tâm hơn đến hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, đặc biệt cần xây dựng thương hiệu, mạng lưới tiếp thị, phân phối sản phẩm thật tốt. Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để các DN cạnh tranh lành mạnh.

Như vậy, năm 2015 là năm ghi dấu mốc quan trọng, các DN VLXD cần chuẩn bị tâm thế để “vững tay chèo” trước cuộc cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ cạnh tranh lẫn nhau giữa các DN trong nước với các DN ngoài nước. Và chỉ những DN có chiến lược đúng hướng, công tác quản trị tốt, sức mạnh nội lực lớn, tâm thế vững mới có thể vượt qua cuộc “thử lửa” thành công.

Các doanh nghiệp xi măng được ngân hàng bơm vốn "khủng"

Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm nay, cả nước đã có 2 dự án xi măng mới được ngân hàng thương mại nhận tài trợ vốn để triển khai đầu tư. Được biết, tổng vốn cam kết tài trợ ngót nghét 10.000 tỷ đồng.

Đầu tiên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thông qua quyết định rót nguồn vốn “khủng” lên đến 6.300 tỷ đồng vào Dự án Nhà máy Xi măng Sông Lam 1 (tức Xi măng Đô Lương cũ). Chủ đầu tư của dự án này là Tập đoàn Xi măng The Vissai.

Nhà máy xi măng Sông Lam 1 khởi công vào ngày 4/2/2015 và hiện đang trong giai đoạn xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành sau khoảng 18 tháng thi công. Bộ Xây dựng cho biết, đây là dự án có công suất lớn nhất đang được xây dựng tính đến thời điểm hiện tại, công suất ước đạt 18.000 tấn clinker/ngày (tức khoảng 7,2 triệu tấn xi măng mỗi năm).

Tổng vốn đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Sông Lam lên tới 10.500 tỷ đồng, trong giai đoạn 1 của Dự án (công suất dự kiến 4 triệu tấn/năm) sẽ có 2 dây chuyền được xây dựng cùng lúc.

Các doanh nghiệp xi măng được ngân hàng bơm vốn "khủng"
Nhiều dự án xi măng tiếp tục được ngân hàng cam kết hỗ trợ vốn để đầu tư. Ảnh: thuonghieuximang

Ngay sau đó, một dự án khác là Xi măng Long Sơn tại các địa bàn là Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa cũng nhận được tài trợ vốn trị giá  3.100 tỷ đồng của VietinBank (CN Tam Điệp). Chủ đầu tư dự án này là Công ty TNHH Long Sơn.

Dự án Xi măng Long Sơn có tổng mức đầu tư khoảng 3.960 tỷ đồng với công suất thiết kế đạt 6.000 tấn clinker/ngày (tức khoảng 2,3 triệu tấn xi măng mỗi năm). Riêng VietinBank đã đồng ý đảm bảo nguồn vốn chiếm gần 80%. Như vậy chủ dự án chỉ phải lo khoảng 20% vốn để triển khai dự án. Dự kiến, đến quý I/2017, Dự án này sẽ hoàn thành xây dựng và chính thức đưa vào hoạt động sản xuất.

Theo ông Lê Văn Hinh, Giám đốc VietinBank CN Tam Điệp, tại Vietinbank CN Tam Điệp thì hợp đồng tài trợ vốn cho Dự án Xi măng Long Sơn chính là hợp đồng tín dụng có giá trị lớn nhất từ trước tới nay. Ông Hinh cũng cho biết: “Quyết định tài trợ lên tới 80% tổng nhu cầu vốn cho dự án này đã được chúng tôi xem xét rất kỹ lưỡng, bên cạnh xem xét cơ sở việc đầu tư dự án là cần thiết, phù hợp với mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất- kinh doanh của ngành, địa phương, chúng tôi cũng hướng tới mục tiêu giúp nhà máy nhanh chóng xây dựng và đi vào sản xuất, đưa sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý tiêu thụ tại thị trường nội địa và một phần dành cho cho xuất khẩu”.

Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng)- ông Lê Văn Tới cho rằng, trong khoảng 5 năm tới, việc triển khai đầu tư một số dự án xi măng có công suất lớn, phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trên thị trường là cần thiết. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, tình hình sẽ thuận lợi hơn trong việc huy động vốn vay từ ngân hàng với những chủ dự án có đủ năng lực và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh xi măng cũng như có thị trường tiêu thụ ổn định.

Đơn cử như trường hợp của The Vissai. Đơn vị này nhận được nguồn vốn tài trợ rất lớn của BIDV bởi Vissai là một khách hàng lớn, thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vốn cũng như lãi vay đối với các khoản vay đầu tư xi măng rất đúng hẹn.

Ngoài 2 dự án xi măng kể trên, một dự án khác cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục đầu tư là Dự án Xi măng Thành Thắng. Được biết, dự án này có công suất thiết kế khoảng 2,3 triệu tấn xi măng/năm, dự kiến vận hành vào năm 2018. Dự án này do Công ty CP Đầu tư Thành Thắng (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư của dự án cũng vào khoảng 4.500 tỷ đồng, chủ đầu tư đang triển khai làm việc với các đơn vị tín dụng để cân đối nguồn vốn làm dự án.

Nhìn vào việc tài trợ vốn của các ngân hàng vào nhiều dự án xi măng thời gian qua, có thể thấy, dù có nhiều dự án nhận được tài trợ nhưng các ngân hàng cũng tỏ ra rất thận trọng trong việc xem xét đối tác. Việc tài trợ phần lớn đều dành cho các đối tác khách hàng lâu năm, khả năng tài chính cũng như nền tảng hoạt động tốt.

Việt Nam xếp thứ ba thế giới về số thép nhập khẩu từ Trung Quốc

Trong những thị trường nhập khẩu thép từ Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm, Mỹ Latinh xếp thứ hai sau Hàn Quốc với 5,2 triệu tấn, chiếm 13,3% thị phần. Việt Nam đứng thứ ba với 3,5 triệu tấn, chiếm 8,9% thị phần.

Công nhân đang kiểm tra ống thép inox chất lượng cao ở nhà máy tại huyện Ganyu, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. Nguồn: THX/TTXVN

Tính trên phạm vi toàn cầu, trong khoảng thời gian trên, khối lượng thép xuất khẩu của nước đông dân nhất thế giới tăng đến 30% so với cùng kỳ năm 2014 và đạt 39,5 triệu tấn. Vì thế, trong cơ cấu xuất khẩu thép của Trung Quốc, tỷ trọng của thị trường Mỹ Latinh đã giảm từ 11% xuống còn 9,5%.

Alacero nhận định, xu hướng trên bắt nguồn từ việc nhu cầu thép trong thị trường trong nước của Trung Quốc sụt giảm nên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này phải tăng cường xuất khẩu để bảo đảm duy trì việc làm.

Đồng thời, tổ chức này cũng cảnh báo hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, sản xuất và việc làm của những công ty luyện kim Mỹ Latinh.

Năm 2015 lạc quan của doanh nghiệp xi măng

So với năm 2013, tiêu thụ nội địa ở ngành xi măng trong năm 2014 đã tăng 10%, ước đạt 50 triệu tấn. So với năm 2010, con số này đã tăng khoảng 40%. Sản lượng xi măng xuất khẩu năm 2014 cũng đạt kết quả ấn tượng, ước đạt trên 19 triệu tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ tịch Hiệp hội Xi măng, ông Nguyễn Quang Cung cho biết: “DN xi măng bắt đầu làm chủ được thị trường trong mấy năm gần đây, các DN đã dự báo được nhu cầu và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo nguồn cung và giảm sản phẩm tồn kho trong năm mới. Đã có sự liên kết giữa nhiều DN trong nước nên việc xuất khẩu xi măng đã thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều”.

Hiệp hội Xi măng dự báo, trong năm 2015, các sản phẩm xi măng sẽ tiêu thụ nội địa với mức tăng khoảng từ 4 đến 5 triệu tấn, còn về sản lượng xuất khẩu, vẫn sẽ giữ mức ổn định như các năm trước. Kết quả khả quan trong sản xuất - kinh doanh trong năm 2014 của nhiều đơn vị là nền tảng để DN xi măng lạc quan hơn trong năm nay.

Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), ông Lương Quang Khải trải lòng: “Năm 2014 là năm thành công về mọi mặt của Xi măng Việt Nam. So với kế hoạch năm, tổng sản phẩm tiêu thụ đã đạt 21,85 triệu tấn, bằng 105,8% so với kế hoạch; về doanh thu, năm 2014 thu về 31.591 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đã vượt 4,38%; còn nếu xét theo lợi nhuận trước thuế thì năm 2014 tăng 33,28% và ước đạt 775 tỷ đồng; ngành Xi măng đã nộp vào ngân sách 1.082 tỷ đồng, so với kế hoạch năm 2014 đã tăng 9,86%. Đặc biệt, trong năm 2014, không có công ty nào thuộc VICEM thua lỗ. Hiện công tác cổ phần hóa, tái cơ cấu DN theo Đề án của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đang đi đúng lịch trình, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015”.

Qua đó có thể thấy, năm 2015 VICEM sẽ có đà để có thêm những bước phát triển mới. Từng có việc mua bán cổ phiếu do VICEM chỉ đạo tại VICEM Hà Tiên và Hải Vân, sự kiện này đã làm dấy lên thông tin về việc mua bán làm thất thoát, tham nhũng. Thanh tra Bộ Xây dựng đã có kết luận về sự việc này như sau: “Do điều kiện cụ thể tại CTCP Xi măng Hà Tiên 1 và CTCP Hải Vân là rất khó khăn, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của hai công ty rất lớn đã khiến đến tình trạng mất khả năng thanh toán và nguy cơ Tổng công ty mất vốn góp hiện có tại 2 công ty, nên việc tái cơ cấu tài chính của 2 công ty là cần thiết”.

Năm 2015 lạc quan của doanh nghiệp xi măng
 

Tổng giám đốc VICEM, ông Trần Việt Thắng cho biết, so với năm 2014, Tổng công ty sẽ đẩy mạnh tiêu thụ xi măng với mức tăng khoảng 10% trong năm 2015. VICEM sẽ tiến hành cải cách mạnh mẽ trên mọi phương diện để đạt được mục tiêu đó. Sẽ điều chỉnh ngay nhưng điểm nào chưa hợp lý, chưa phù hợp.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều DN thành viên VICEM đã đạt được con số về doanh thu và lợi nhuận cao hơn dự kiến, mạc dù sản lượng tiêu thụ không đạt được như kế hoạch đề ra.

Theo công ty Xi măng Cẩm Phả cho biết, doanh thu công ty này đạt được là 2.467 tỷ đồng, tiêu thụ 2,54 triệu tấn sản phẩm, lợi nhuận 94 tỷ đồng, bằng 105% so với kế hoạch ban đầu.

Tổng giám đốc Xi măng Cẩm Phả, ông Hoàng Xuân Vịnh cho biết: “Thị trường tiêu thụ của Cẩm Phả tập trung ở 10 tỉnh thành phía Bắc và 18 tỉnh thành phía Nam. Dự kiến trong năm 2015, doanh thu của Công ty sẽ đạt 2.600 tỷ đồng, tiêu thụ 2,54 triệu tấn sản phẩm, trong đó có 1,9 triệu tấn xi măng và 640.000 tấn clinker, lợi nhuận thu về dự kiến sẽ là 183 tỷ đồng. Về sản lượng xuất khẩu, sẽ vào khoảng 160.000 tấn xi măng và 500.000 tấn clinker".

Với những kết quả đạt được trong năm cũ cùng với việc tái cấu trúc tài chính và sự kiện về với “cha giàu” Viettel, Xi măng Cẩm Phả đang có sức bật lớn trong năm mới. Về kế hoạch của Xi măng Cẩm Phả sẽ là khả quan khi mà cơ cấu sản phẩm tiêu thụ xi măng tăng mạnh, cho dù chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra bằng 183% năm 2014.

Còn tại thị trường phía Nam, trong năm 2014, Xi măng FICO đã có kết quả hoạt động khá ấn tượng với doanh thu đạt được lên đến 2.400 tỷ đồng, tiêu thụ 1,55 triệu tấn, so với năm 2013 đã tăng 8%, lợi nhuận của công ty đạt 40 tỷ đồng, tăng 40%. Theo tổng giám đốc Xi măng FICO, ông Hoàng Cảnh Nguyễn cho biết, Công ty đã được Chính phủ đồng ý xây dựng dây chuyền 2. Các thủ tục cần thiết đang được FICO tiến hành để chuẩn bị cho việc khởi công dây chuyền vào đầu năm 2016. Năm 2014, FICO đã phải mua thêm clinker để đảm bảo nguồn cung cho khách hàng truyền thống.

Ông Nguyễn cho biết: “Năm 2015, Công ty dự kiến tiêu thụ 1,6 triệu tấn sản phẩm, doanh thu trên 2.400 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 40 tỷ đồng”.

Lượng tiêu thụ thép tăng trở lại

Theo đó, tổng lượng thép tiêu thụ trong nước của các doanh nghiệp thuộc hiệp hội trong quý I đạt 2,5 triệu tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 25%. Trong đó, tiêu thụ thép xây dựng chiếm hơn một nửa, đạt 1,29 triệu tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng trong tháng 3, lượng thép xây dựng bán ra của các doanh nghiệp này đã đạt 651.633 tấn, phá vỡ lượng tiêu thụ kỷ lục đạt được hồi tháng 3 năm ngoái, tăng hơn 160% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2014 đã tăng 14%.

Đại diện VSA cho biết, việc Chính phủ ban hành loạt chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đã giúp hâm nóng thị trường vật liệu xây dựng. Thị trường BĐS sôi động trở lại đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của ngành thép, đặc biệt là thép xây dựng.

Lượng tiêu thụ thép tăng trở lại
Lượng tiêu thụ thép xây dựng trong nước tăng trở lại

Báo cáo cũng cho biết, sản lượng bán hàng trong nước của tôn mạ, ống thép cũng lần lượt tăng 81% và 20% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu sử dụng thép tăng nhưng các nhà máy không có động thái giảm giá bán. Tuy nhiên, với tình hình giá nguyên liệu tăng, giá điện tăng và tỷ giá được điều chỉnh, VSA nhận định, đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp cắt giảm chiết khẩu.

Trong quý I vừa qua, tổng sản lượng sản xuất của các thành viên trong hiệp hội đạt hơn 2,7 triệu tấn, so với cùng kỳ đã tăng 17%. Trong đó, thép xây dựng đứng đầu với hơn 1,27 triệu tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; ống thép tăng 25%; tôn mạ tăng 18% và thép cán nguội tăng 10%.

Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp này lại không có nhiều tín hiệu khởi sắc. Tổng lượng sản phẩm và bán thành phẩm thép xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 360.943 tấn, trị giá hơn 282 triệu USD. Xuất khẩu thép đã giảm 6% về sản lượng và giảm 4% về giá trị nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2015.

Kiểm soát chặt thép nhập bằng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động

Thông tư này quy định việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với sản phẩm thép là hàng tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu; hàng nhập khẩu không có mục đích thương mại sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và được tiến hành theo những quy định quản lý của pháp luật hiện hành.

Đồng thời, Thông tư 12 cũng quy định về Giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Công Thương cấp cho thương nhân bằng hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho từng lô hàng. Kể từ ngày Bộ Công Thương xác nhận, giấy phép này có giá trị thi hành trong vòng 30 ngày.

Kiểm soát chặt thép nhập bằng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động
Bộ Công Thương áp dụng trở lại chế độ cấp phép nhập khẩu tự động cho sản phẩm thép nhập khẩu

Ngoài ra, người đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động phải tiến hành đăng ký hồ sơ thương nhân với Cơ quan cấp Giấy phép khi đề nghị cấp giấy phép này lần đầu tiên và chỉ được xem xét cấp khi đã thực hiện đăng ký hồ sơ thương nhân. Giấy phép nhập khẩu tự động có thời hạn của trong vòng 30 ngày và có tác dụng đối với mỗi lô hàng nhập khẩu.

Theo các chuyên gia trong ngành, Bộ Công Thương phải áp dụng trở lại hình thức cấp phép nhập khẩu tự động đối với những sản phẩm thép nhằm mục tiêu kiểm soát số lượng thép nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc. Qua đó giúp giảm tình trạng nhập siêu của ngành thép vốn vẫn đang tăng rất cao thời gian vừa qua.

Kể từ ngày 26/7/2015, Thông tư 12 chính thức có hiệu lực thi hành.

Xuất khẩu gần 20 triệu tấn xi măng và clinker trong năm 2014

Xuất khẩu gần 20 triệu tấn xi măng và clinker trong năm 2014
Trong năm 2014, cả nước xuất khẩu gần 20 triệu tấn xi măng và clinker (ảnh minh họa)

Trong đó, giá trị xây lắp ước thực hiện trong tháng 12 đạt 5.060 tỷ đồng, năm 2014 đạt 54.623,5 tỷ đồng, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 109,1% so với kế hoạch năm; giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng (kể cả Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam) ước tính thực hiện tháng 12 đạt 4.980 tỷ đồng, năm 2014 đạt 65.976,3 tỷ đồng, bằng 105,5% so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 104,3% so với kế hoạch năm.

Dựa vào các chính sách đầu tư phát triển và dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2014, Bộ Xây dựng đã tính toán nhu cầu xi măng năm 2014 khoảng 62-64 triệu tấn, so với năm 2013, tăng 1,5-3%. Trong đó, xi măng xuất khẩu 13,5-15,0 triệu tấn, nội địa khoảng 48,5-49 triệu tấn. Do thời tiết thuận lợi cho xây dựng, tháng 12 sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa tăng. Tháng 12, ước tính tiêu thụ nội địa đạt 4,41 triệu tấn, ước tiêu thụ nội địa năm 2014 đạt 50,9 triệu tấn bằng 103,8% so với kế hoạch năm. Xuất khẩu năm 2014 cả xi măng và clinker ước tính đạt 19,7 triệu tấn, trong đó xuất khẩu xi măng ước tính đạt 4,4 triệu tấn.